Hạt mắc khén thường được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn của người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Nếu từng được đến vùng đất nơi đây và thường thức những món ăn kết hợp với mắc khén, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được mùi vị khó quên của loại gia vị này.
Hạt mắc khén – linh hồn ẩm thực xứ Tây Bắc
Mắc khén là gia vị được gọi tên và nhắc đến rất nhiều trong các món ăn của người dân vùng Tây Bắc. Nhiều người trở nên quen thuộc với tên gọi “Linh hồn ẩm thực vùng Tây Bắc” của mắc khén. Nhưng tại sao lại được gọi như vậy thì rất ít người biết lý do. Vì vậy, cùng tìm hiểu nguyên nhân ra đời tên gọi như vậy của mắc khén nhé!
Hạt mắc khén là gì?
Mắc khén là loại cây thân gỗ mọc ở vùng núi Tây Bắc với chiều cao từ 8 – 10m, thân thẳng. Hoa của cây mắc khén ra thành từng chùm, khi nở có mùi thơm đặc biệt từ tinh dầu của cây. Đến tháng 11 Dương lịch, những chùm hoa mắc khén sẽ kết thành chùm quả, đây cũng là thời điểm để thu hoạch mắc khén. Quả khi chưa chín sẽ có màu xanh, nhưng đến lúc chín vỏ ngoài sẽ ngả sang màu vàng hồng giống quả vải.
Hạt mắc khén có màu đen, vì vậy nó được ví như tiêu của rừng Tây Bắc. Vì cây mắc khén là thân gai nên để thu hoạch được quả và hạt, người dân Tây Bắc thường dùng cây dài có vợt ở đầu để hái xuống. Mắc khén ngon nhất là khi được chế biến lúc quả còn tươi, vừa được hái lượm và có màu xanh lá đậm.
Tại sao hạt mắc khén trở thành linh hồn của ẩm thực Tây Bắc?
Mắc khén như một món quà quý của núi rừng Tây Bắc ban tặng cho những người dân vùng dân tộc thiểu số nơi đây. Người Thái sử dụng loại gia vị này vào hầu hết tất cả các món ăn và chính hương vị của mắc khén đã làm nên điểm khác biệt cho những đặc sản tại vùng đất này.
Với người lần đầu được thấy và ngửi thử mắc khén sẽ thấy nó có mùi giống quả cam nhưng thoang thoảng và dễ chịu hơn. Khi ăn, lúc mới đầu bạn sẽ không cảm nhận được mùi vị gì nhưng ngay sau đó sẽ cảm thấy hơi tê tê nơi đầu lưỡi. Khi đó, bạn sẽ thấy được mùi thơm đặc trưng của loại gia vị nổi tiếng này.
Công dụng của hạt mắc khén
Dù được biết đến nhiều với công dụng là làm gia vị cho các món ăn của người dân đồng bào vùng Tây Bắc. Nhưng thực tế, mắc khén cũng có tác dụng để làm thuốc. Cùng tìm hiểu từng công dụng của mắc khén trong nội dung dưới đây nhé!
Gia vị cho các món ăn
Trước tiên, công dụng đầu tiên phải kể đến của mắc khén chính là làm gia vị. Chính công dụng này đã làm nên tên tuổi của linh hồn ẩm thực vùng Tây Bắc. Hạt mắc khén có thể sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Mọi món ăn có sự kết hợp của mắc khén sẽ đều sở hữu hương vị thơm ngon riêng biệt. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều mắc khén khi nấu ăn để món ăn của bạn không bị đắng và khó ăn.
Sử dụng để làm thuốc
Công dụng thứ hai chính là làm thuốc. Theo nghiên cứu, trong quả mắc khén chứa 0,24% là tinh dầu và alkaloid. Bên cạnh đó, quả mắc khén còn chứa nhiều thành phần khác như d-a-phellandren, d-terpinen, d-a-dihydrocarvol, 4-caren, b-pinnen, 4-terpinol, dl-cavotanacetone và các chất kháng khuẩn. Vì vậy, có thể trở thành thuốc.
Trong Y học hiện đại, khi thực hiện thí nghiệm nghiên cứu tác dụng của quả mắc khén trên chuột cống cho thấy loại quả này có tác dụng kích thích bài tiết mật của gan. Dù cường độ bài tiết mật không thực sự mạnh nhưng nếu sử dụng thời gian dài sẽ cho thấy kết quả rõ ràng.
Trong Y học cổ truyền, mắc khén được sử dụng làm thuốc giảm đau, tiêu sưng và giảm bầm tím cho con người. Bạn chỉ cần ngâm hạt mắc khén khô với rượu trong thời gian tối thiểu 01 tháng là có thể sử dụng để xoa bóp. Vì mắc khén có tính ấm vị cay nên mùa đông có thể giúp làm ấm cơ thể, lưu thông mạch máu. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều có thể làm nóng trong khiến nhiệt miệng và nổi mụn.
Sử dụng hạt mắc khén sao cho đúng?
Nếu bạn mua mắc khén còn nguyên hạt thì sau đây sẽ là cách để sử dụng hạt mắc khén. Đầu tiên, bạn bắc chảo lên bếp và để lửa nhỏ hết mức có thể. Nếu để lửa to thì quá trình rang sẽ khiến mắc khén bị cháy ngay lập tức.
Sau đó, khi thấy chảo đã khô, bạn sẽ đổ mắc khén vào trong chảo và đảo thật đều tay. Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng nên đòi hỏi bạn phải hết sức cẩn thận. Không nên cho quá nhiều mắc khén vào trong chảo cùng một lúc vì như vậy sẽ khiến chúng chín không đều.
Khi thấy mùi thơm bắt đầu tỏa ra và có khói trắng bốc lên từ chảo thì bạn hãy tắt bếp. Tuy nhiên, sau khi tắt bếp, bạn vẫn phải tiếp tục đảo mắc khén thêm một chút nữa. Đến khi thấy mùi thơm tỏa ra thơm lừng thì đổ ra bát hoặc hay để nguội. Vì mắc khén chứa nhiều tinh dầu, bạn không nên giã chúng ngay khi còn nóng. Để khoảng 30 – 45 phút cho nguội hẳn thì tiến hành giã nhỏ để đảm bảo độ mịn của mắc khén.
Nếu bạn đã lên vùng Tây Bắc thì sẽ thấy người Thái còn có một cách rang hạt mắc khén rất hay và độc đáo. Người Thái sẽ nướng cả chùm mắc khén vào trong bếp củi hoặc sử dụng một viên than còn đáng cháy để cho vào bát có đựng sẵn ít mắc khén. Sau đó, họ sẽ lắc đều tay đến khi dậy lên mùi thơm thì gắp bỏ than ra và thổi đi bụi, tàn than trong bát. Cuối cùng là dùng chuôi dao để giã mịn hạt.
Các món ăn nào nên kết hợp cùng mắc khén
Mắc khén có thể trở thành gia vị cho rất nhiều món ăn khác nhau. Mỗi món ăn khi kết hợp với loại gia vị này đều sẽ có hương vị vô cùng đặc biệt, hấp dẫn người thưởng thức. Cùng tìm hiểu những món ăn khi kết hợp cùng mắc khén sẽ trở thành ẩm thực tuyệt hảo nhé!
Thịt lợn ba chỉ/ Gà nướng
Những món nướng khi kết hợp cùng hạt mắc khén sẽ tạo ra hương vị khó quên. Gà nướng mắc khén và thịt lợn ba chỉ nướng mắc khén là hai trong số những món ăn đặc trưng lâu đời của vùng Tây Bắc. Chỉ cần tẩm ướp thêm chút mắc khén để hương vị thấm vào từng thớ thịt rồi đem đi nướng sẽ khiến người ăn khó có thể quên.
Thịt gác bếp
Thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp… là những món ăn quen thuộc của người dân thuộc vùng núi Tây Bắc. Để chế biến món này, mắc khén chính là gia vị không thể thiếu. Trước khi gác bếp, từng tảng thịt đều đã được sơ chế và tẩm ướp, trong đó có cả mắc khén. Vì vậy, khi thưởng thức, mọi người sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của loại hạt mắc khén cùng mùi khói bám trên bề mặt thịt.
Làm chẩm chéo – gia vị nổi tiếng
Chẩm chéo là một món chấm tinh túy của ẩm thực vùng Tây Bắc. Nguyên liệu để tạo ra món chấm này không thể thiếu đi hạt mắc khén. Với các nguyên liệu như: muối hạt to, ớt rừng, mắc khén, mì chính, gừng và các loại rau thơm sẽ được đem đi giã và trộn với nhau. Món chấm chẩm chéo có vị cay cay, tê đầu lưỡi và thơm rất đặc biệt.
Hạt mắc khén liệu có phù hợp túi tiền người tiêu dùng?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hạt mắc khén khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào loại mắc khén bạn muốn mua mà giá tiền của một cân sẽ như thế nào. Cùng tìm hiểu giá trên thị trường của từng loại mắc khén hiện nay nhé!
Tham khảo giá mắc khén trên thị trường
Hạt mắc khén rừng Mường Thanh là loại mắc khén thượng hạng nhất từ trước đến nay. Người dân nơi đây sẽ phải đi sâu vào trong những khu rừng già để thu lượm về được mắc khén rừng lâu năm. Vì vậy, loại này sẽ có mùi thơm vô cùng đặc trưng và vị rất ngon. Trên thị trường, mắc khén Mường Thanh đang được rao bán với giá 300.000 – 350.000 VNĐ/kg. Có những thời điểm cháy hàng, giá có thể lên đến 400.000 VNĐ/kg.
Mắc khén Hòa Bình cũng nổi tiếng không kém trong thị trường mắc khén. Tuy nhiên, vị ngon của chúng lại không được đánh giá cao như mắc khén ở một số địa phương khác ở vùng núi Tây Bắc. Do đó, giá của mắc khén Hòa Bình rẻ hơn chỉ dao động từ 230.000 – 240.000 VNĐ/kg.
Mắc khén Sơn La chính là sự lựa chọn của nhiều khách hàng hiện nay. Mùi vị và hương thơm của hạt mắc khén được nhận xét khá giống với loại mắc khén thượng hạng Tây Bắc được thu hoạch trong rừng già. Vì vậy, giá của chúng dao động từ 280.000 – 350.000 VNĐ/kg. Mức giá sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm trong năm nên có thể sẽ cao hơn hoặc thấp hơn.
Giá mắc khén có phù hợp với túi tiền người tiêu dùng không?
Sau khi tham khảo giá cả của từng loại mắc khén được ưa chuộng hiện nay, có thể thấy những mức giá đó có thể chấp nhận được. Bởi mắc khén là gia vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc, khó thu hoạch. Hơn nữa, 1kg mắc khén có thể sử dụng được trong thời gian rất dài.
Nếu người tiêu dùng thực sự muốn mua mắc khén về để chế biến món ăn thêm phần ngon hơn thì có thể cân nhắc. Có rất nhiều loại mắc khén với nhiều mức giá khác nhau để mọi người lựa chọn. Vì vậy, chắc chắn mọi người sẽ tìm được loại phù hợp với nhu cầu, sở thích và túi tiền của mình.
Cách bảo quản hạt mắc khén
Bảo quản mắc khén vô cùng dễ dàng. Dù là bạn mua loại nguyên hạt hay đã rang xay thì chỉ cần bỏ chúng vào lọ kín và đây lại. Với cách bảo quản này, đảm bảo rằng mắc khén của bạn sẽ không bị mất mùi, giữ nguyên được hương vị và chất lượng như lúc ban đầu. Bạn không cần để mắc khén vào trong tủ lạnh, chỉ cần để lọ mắc khén vào nơi râm mát là được.
Kết luận
Hạt mắc khén là gia vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc nhưng giờ đây mọi người có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng chúng trong món ăn của mình. Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, mọi người có thể hiểu rõ hơn về loại gia vị chứa đựng cả tinh túy của ẩm thực Tây Bắc.
Recent Comments