Chủ Nhật, Tháng Một 5, 2025
No menu items!
HomeBlogNgò ôm - là rau thơm hay là bài thuốc Đông Y...

Ngò ôm – là rau thơm hay là bài thuốc Đông Y cổ truyền

Ngò ôm vốn là một loại rau gia vị đã quá đỗi quen thuộc đối với mọi người. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại rau này trong cuộc sống hằng ngày như trong các món phở, các món canh… Bên cạnh đó, cũng giống như nhiều loại rau gia vị khác thì đây còn là một phương thuốc cổ truyền có thể chữa được nhiều bệnh.

Cách nhận dạng cây ngò ôm không phải ai cũng biết

Cây ngò là loại rau phổ biến tại miền Nam của Việt Nam được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Đặc điểm nhận dạng chính xác của loại rau này cụ thể gồm có các dấu hiệu như sau: 

Ngò ôm là gì?

Ngò ôm có tên khoa học là Limnophila aromatica, đây là một loại rau thơm thuộc họ Mã đề mọc ở vùng nhiệt đới. Rau ôm hay rau om là tên gọi phổ biến tại các tỉnh miền Nam. Tại các tỉnh miền Trung, mọi người còn gọi loại rau này là ngổ hương. Ngoài ra còn có rất nhiều tên gọi khác như ngổ điếc, ngổ thơm, rau ngổ, ngò om…

Đặc điểm nhận diện rau ngò ôm

Đặc điểm nhận diện rau ngò ôm
Rau ngò ôm rất dễ để nhận biết

Thân cây: thân rỗng, giòn, dài khoảng 20 – 30 cm, trên thân được bao phủ bởi những sợi lông mịn. Khi còn non hoặc nhiều hơi ẩm thì thân cây có màu trắng, thân sẽ chuyển sang hơi tím khi cây già hoặc sống ở nơi khô hạn. 

Rễ: thường mọc tập trung ở các mắt bên dưới cùng. Nếu thân bò tiếp đất thì tại các mắt có thể mọc rễ và tạo thành đốt.

Một cây ngò ôm thường có 3 – 5 lá, lá đơn không cuống, mặt nhẵn, mọc sát thân, mọc đối hoặc theo hình vòng. Phần lá càng gần thân thì càng nhỏ lại, mép lá hơi có răng cưa và mặt dưới thì có các đốm màu xanh lục. 

Hoa: thường mọc đơn độc ở khoảng giữa các lá, mọc không đều nhau. hoa có dạng hình loa kèn, độ dài khoảng 1,5cm. Đài hoa hình chuông và có kích thước lớn gấp đôi đài hoa, được chia thành 2 môi, 5 răng, dài 4 – 5mm. Cánh hoa khá đều nhau, màu tím hoa cà.

Quả nang: hình trứng nhẵn và có bướu, ngắn hơn so với lá đài, nằm trong đài hoa, có nhiều nếp nhăn dọc theo quả, chứa nhiều hạt nhỏ. Hạt: hạt trơn nhẵn, có dạng hình trụ, màu đen nhạt và có vân mạng và có mùi hương đặc biệt thơm, vị hơi cay.

Nguồn gốc sự phân bố ngò ôm trong tự nhiên?

Ngò ôm vốn có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á. Rau đã được tìm thấy ở các quốc gia như: Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Australia, New Guinea, Việt Nam… Từ giữa thập niên 1970, rau này đã du nhập vào Bắc Mỹ do người Việt vượt biên sang tị nạn và định cư sau chiến tranh.

Nguồn gốc sự phân bố ngò ôm trong tự nhiên?
Loại cây nhiệt đới phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á

Tại Việt Nam thì loại rau này mọc chủ yếu ở các đầm lầy, ruộng rau, ruộng lúa hoặc những nơi có độ ẩm cao,… Ngày nay, nhiều gia đình cũng thực hiện trồng loại rau này với quy mô nhỏ, tại vườn nhà là chính để sử dụng làm cây gia vị.

Món ăn kết hợp với ngò hoàn hảo tròn vị cho bữa cơm

Ngò ôm chính là một trong những loại rau gia vị được sử dụng nhiều nhất trong bữa ăn hằng ngày của gia đình. Dưới đây là những món ăn “phải có ngò ôm thì mới chuẩn vị”:

Lươn om rau ngổ/ ngò ôm

Nung lươn đồng qua tro bếp (hoặc nước muối pha giấm) cho hết nhớt. Sau đó tiến hành sơ chế lươn, rửa sạch và cắt thành đoạn khoảng chừng 2 đốt ngón tay. Rửa sạch rau ôm, bỏ đi lá hư, giữ lại nguyên cọng và không cần thái nhỏ. 

Bạn nên dùng một chiếc nồi đất để om lươn đậm vị hơn. Xếp một lớp ngò ôm ở dưới đáy nồi, sau đó xếp lươn lên trên mặt và xếp theo vòng tròn để lươn chín đều. Tiếp theo thêm gia vị vào nồi như: nước cốt dừa, bột nghệ, hành… Hãy chỉ đổ nước xâm xấp mặt nguyên liệu để không bị quá loãng. 

Đậy nắp nồi và đợi khoảng 15-20 phút cho gia vị ngấm rồi bắt lên bếp lửa liu riu để om trong vòng 20 phút. Khi lươn chín, vị thịt lươn mềm ngọt, cùng với rau ngổ vừa thơm vừa mát lành, vị nước cốt dừa vừa bùi vừa béo ngậy, vị nghệ hơi cay tạo nên trải nghiệm ẩm thực vô cùng hoàn hảo.

Rau ngò xào thịt bò

Rau ngò xào thịt bò
Phải có ngò ôm món ăn mới tròn vị

Thịt bò thái thành miếng mỏng vừa ăn, sau đó đem ướp cùng hành, tỏi, tiêu và bột nêm. Đợi trong vòng khoảng 15 phút để thịt thấm cho đều vị, đối với rau ngổ, hãy nhặt bỏ hết các lá đã già, giữ lại phần ngọn non và lá còn xanh, thái nhỏ rau. 

Tiếp theo là bật bếp và phi tỏi thơm trên chảo. Đợi đến khi tỏi vàng và thơm thì đổ thịt bò vào, đảo đều tay. Xào đều tay cho thịt bò vừa chín tới là được, nếu nấu quá lâu bò sẽ bị dai. Sau khi bò chín, cho ra một dĩa riêng, bạn tiếp tục với bước xào ngò ôm. Khi rau vừa chín tới thì lại cho thịt bò vào, nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng và tắt bếp là đã hoàn thành món ăn. 

Canh chua nấu với ngò ôm

Bạn cần chuẩn bị các lóc hoặc cá diêu hồng để nấu canh chua. Làm sạch cá và rửa các loại rau cần thiết như: rau bạc hà, cà chua, dứa, đậu bắp và tất nhiên là ngò ôm.  Rau bạc hà tước sạch vỏ và thái vát. Cà chua thì rửa sạch và bổ thành múi cau. Dứa gọt vỏ và rửa sạch, thái lát mỏng vừa phải. 

Sau đó, bật bếp và phi thơm hành tím, đầu tiên bạn cần cho cà chua vào trước để xào mềm cà chua. Thêm chút mắm và đổ nước cho vừa sấp mặt cà chua sau đó thêm dứa vào nồi nước. 

Bạn có thể chuẩn bị me chua, dùng ít nước nóng để dầm và chắt lấy cốt me chua. Sau cùng là thêm cá vào nồi và đợi khoảng 3 phút để cá chín dần. Khi cá bắt đầu chín thì thêm đậu bắp, bạc hà và giá đỗ. Đợi nước lại sôi lần nữa thì thêm ngò ôm vào để canh chua đậm mùi thơm của rau.

Dê tái chanh ăn kèm rau ngổ

Cần chuẩn bị khoảng 3 lạng thịt dê, 3 quả chanh, chuối xanh, tía tô, mùi tàu, gừng, ngò ôm và các gia vị. 

Thịt dê cắt khúc không cần thái mỏng, ướp với nước tương và nước gừng. Sau đó bắt lên bếp để hấp chín tái. Trong quá trình chờ hấp có thể đi chuẩn bị và rửa sạch rau. Thịt dê chín tái chúng ta thái lát mỏng vừa ăn, trộn đều với gia vị và ăn kèm với ngò ôm

Giò heo giả cầy

Nguyên liệu: Thịt chân giò heo, mắm tôm, tỏi, lạc, riềng, sả, muối tiêu, rau ngổ, quế, dừa bung, dầu ăn… Đây là món ăn phổ biến ở miền Bắc không thể nào tròn vị nếu thiếu ngò ôm và rau răm.

Tác dụng vô cùng bất ngờ của ngò ôm

Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại dược liệu này có thể chữa bệnh và có độc tính rất nhỏ không đáng kể. 

Công dụng dược lý

Công dụng dược lý
Nhiều tác dụng vô cùng bất ngờ

Theo Đông y, ngò ôm là một loại thuốc có vị hơi cay, thơm và có tính mát, thích hợp dùng để thanh nhiệt, giải độc và chỉ dưỡng. Ngoài ra, nó còn được biết đến với những công dụng khác như: kháng viêm tiêu sưng; lợi tiểu, chữa tiêu ra máu; giải độc do ngộ độc thức ăn; làm giãn cơ ruột, giãn mạch máu ngăn tắc nghẽn… 

Ngoài ra ngò ôm còn có thể làm tăng lọc thận giúp trị sỏi thận; chữa băng huyết; có thể trị vết độc rắn cắn; trị sổ mũi; trị ho…. Bên cạnh đó, còn có thể trị một số bệnh da liễu như Herpes mảng tròn, lở ngứa do phát ban.

Công dụng trong ẩm thực

Ngò ôm có mùi thơm đặc trưng và mang hương vị kết hợp giữa chanh và thì là. Đối với người dân Việt, rau này phổ biến là được dùng để nấu canh chua kiểu miền Nam. Đôi khi cũng có thể ăn kèm rau này với phở Sài Gòn, nấu lẩu hoặc để ăn kèm gỏi, đồ sống… Đối với miền Bắc thì ngò ôm và rau răm là hai loài rau gia vị thiết yếu được sử dụng rất nhiều.

Tại sao ngò ôm có thể trị bệnh?

Ngò ôm có rất nhiều thành phần hóa học kháng lại virus nên người ta thường dùng để chữa bệnh. Nguyên nhân chính của khả năng này đến từ những hoạt chất chứa trong rau như: 

Thành phần dưỡng chất

Thành phần hóa học của loại rau này được các nghiên cứu chứng minh là khá đa dạng. Chúng bao gồm 93% nước; 2,1% protein; 2,1% cellulose; 1,2% glucid; 0,13% tinh dầu; flavonoid; tanin; vitamin B, C và nhiều chất có ích khác. Trong tinh dầu chứa chủ yếu là d-penlaldehyd và d-limonen.

Vì nhiều hoạt chất hóa học tốt cho sức khỏe chứa trong thành phần của mình, nên ngò ôm còn được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh.

Đặc tính

Tính vị: y học cổ truyền kết luận đây là loại thuốc có vị hơi đắng, có tính mát và mang mùi hương đặc trưng. Chủ trị: giải nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm và các bệnh về thận, lợi tiểu,…

Bài thuốc dân gian để chữa bệnh từ ngò ôm

Ngò có thể sử dụng để làm rất nhiều bài thuốc dân gian khác nhau, cụ thể bạn có thể dùng với một số công thức như sau:  

Bài thuốc chữa sỏi thận

Giã nát khoảng 20 – 30 gram cây tươi và hòa vào với nước để uống. Nếu sử dụng cây khô thì dùng dung lượng ít hơn, thay vì giã nát thì hãy sắc với nước và đun sôi để uống. 

Một ngày uống 2 lần trong vòng 5 -7 ngày để thấy hiệu quả gần nhất. Bạn nên kết hợp cùng một số vị thuốc lợi tiểu như Râu bắp, Rễ tranh, Mã đề,… sẽ thúc đẩy tăng lọc thận, giúp trị sỏi thận hiệu quả.

Bài thuốc trị nọc độc rắn cắn

Bài thuốc trị nọc độc rắn cắn
Bài thuốc dân gian rất hữu ích

Có nhiều cách để trị khi bị rắn cắn.

  • Bài thuốc thứ nhất, sắc nước uống với khoảng 20 – 40 gram cây khô sao vàng. Lấy cây tươi giã nát ra và ép lấy nước. Dùng nước đó bôi lên và rửa vết thương, bã cây thì đem đắp vào vết rắn cắn.
  • Bài thuốc thứ hai, giã nhuyễn hỗn hợp 15 gram ngò ôm và 25 gram kiến còn, thêm một ít rượu trắng và trộn đều. Sau đó chiết lấy nước này và uống, bã còn sót lại thì đắp vào vết thương rắn cắn. 

Tuy nhiên đây chỉ là các phương pháp dân gian được lưu truyền lại để hỗ trợ giải độc khi bị rắn cắn. Khi bị rắn cắn thì việc đầu tiên cần làm vẫn là sơ cứu và gọi ngay cho đơn vị cấp cứu để đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Bài thuốc cho bệnh huyết trắng ở phụ nữ

Hãy dùng 500 gram rau tươi thái nhỏ để nấu. Nấu 3 chén nước cho đến khi đặc lại còn 1 chén là được. Hãy uống khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt.

Bài thuốc chữa cảm ho, sổ mũi

Cách làm rất đơn giản chỉ cần dùng khoảng 20 gram rau để nấu lên và uống. Bài thuốc này sẽ giúp đẩy lùi cơn ho và sổ mũi nhanh chóng.

Kết luận

Như vậy có thể thấy được rằng, ngò ôm không chỉ là một loại rau thơm không thể thiếu trong các món ăn mà còn là bài thuốc cổ truyền có hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Công dụng tuyệt vời là vậy nhưng hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng với chúng, và đừng lạm dụng các phương thuốc cổ truyền quá nhiều có thể gây tác dụng ngược đến sức khỏe của bạn.

Recent Comments

Xem nhiều nhất