Cây sả – gia vị truyền thống trong bữa ăn của mọi gia đình. Ngoài ra, chúng còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người. Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc và các công dụng tuyệt vời từ sả nào!
Cây sả có nguồn gốc và đặc điểm như thế nào?
Sả là gia vị thường thấy trong rất nhiều món ăn của người Việt, nguồn gốc và đặc điểm của loại cây này như sau:
Cây sả là gì?
Cây sả là một loài cây thân bụi tầm trung, sống lâu năm có tên khoa học là Cymbopogon. Sả có một số tên gọi khác như: sả chanh, cỏ sả, hương mao,… Cây sả hiện nay có 2 loại phổ biến là sả dịu và sả chanh, trong đó sả chanh được dùng nhiều nhất.
Sả có nguồn gốc từ đâu?
Sả được thấy nhiều ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới trên thế giới. Nguồn gốc của loại cây này có từ các nước Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và Sri Lanka, còn loại sả chanh được bắt nguồn từ Malaysia.
Như vậy, cây sả có nguồn gốc từ các nước Châu Á và ngày càng sử dụng rộng rãi ở các vùng đất trên Châu lục này cũng như trên thế giới. Ở Việt Nam, cây sả trồng nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Miền Bắc, Đông Nam Bộ. Người dân sử dụng với mục đích như làm gia vị trong thức ăn, thuốc, hương liệu,…
Đặc điểm của cây sả
Cây sả thuộc loài cây thân bụi, một cụm gồm nhiều cây đơn mọc thành một cụm. Loài cây này thông thường cao từ 1-1,5m. Thân và rễ của chúng có màu trắng xanh, đôi khi có màu tía.
Các phiến lá cây sả khá dài, có thể lên tới 1 mét và hẹp, nhọn ở phần đầu lá. Thoạt nhìn khá giống lá lúa những dài hơn, mép lá sờ vào có cảm giác thô ráp. Bẹ lá sả không có lông, có ít phấn bụi trắng và sọc dọc, các bẹ ôm chặt nhau, bẹ già ở ngoài bao bọc các bẹ non ở bên trong. Rễ cây sả thuộc bộ rễ chùm phát triển mạnh mẽ ăn sâu vào đất khoảng 25-30cm.
Hương vị của sả như thế nào?
Theo Đông y, cây sả là loại cây khi ăn vào có vị the, mùi thơm, tính ấm. Chiết xuất từ sả có thể làm ra các loại tinh dầu. Trong tinh dầu sả thành phần chủ yếu là chất citral.
Bên cạnh đó, trong lá có chứa 0,4-0,8% tinh dầu ở dạng dễ bay hơi và thân sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và nhiều tinh chất đặc biệt khác. Trong củ sả có chứa 1 – 2% tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm mùi chanh và có thành phần chủ yếu là citral (65 – 85%), geraniol (40%).
Các công thức nấu ăn ngon có thể kết hợp với cây sả
Sả có thể dùng để chế biến được rất nhiều món ăn ngon khác nhau, bạn có thể thử dùng ở một số những gợi ý như sau:
Gà xào sả ớt
Mở đầu cho bài viết tổng hợp hôm nay chúng tôi muốn đem đến cho bạn với món gà xào sả ớt thơm ngon siêu dễ làm. Màu sắc vàng ươm của gà cùng hương thơm cay nồng quyến rũ kích thích vị giác cực kỳ. Thịt gà có vị dai mềm, béo ngon thấm vị mặn mặn cay cay đậm đà cùng mùi thơm của cây sả chắc chắn sẽ rất hao cơm đấy!
Ngoài ra, món chân gà xào sả ớt cùng hấp dẫn không kém với phần nước sốt óng ánh bao phủ. Chân gà ăn có vị giòn sần sật thấm vị cay nồng của bột ớt thoang thoảng hương thơm của sả rất ngon miệng.
Ếch xào sả ớt
Ếch là loại thực phẩm chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Thế thì còn chờ gì mà không vào bếp cùng với món ếch xào sả ớt bổ dưỡng và ngon miệng ngay nhé!
Món ăn dậy mùi thơm nức mũi của hương sả ớt vô cùng hấp dẫn, thịt ếch dai mềm, săn chắc và ngọt thịt ngấm vị cay mặn hòa quyện.
Ốc xào sả ớt
Chẳng những là món ăn bắt cơm thì không thể không nhắc đến ốc xào sả ớt. Đây chính là lựa chọn hoàn hảo cho món mồi nhậu trong các buổi tụ tập bạn bè nữa đấy!
Ốc chín vừa tới, làm sạch cát bên trong, thịt ốc dai dai giòn giòn, ngọt béo mang vị mặn mặn của gia vị, cay nồng và thơm ngào ngạt từ sả ớt, chấm cùng với chén nước chấm hoặc muối ớt tiêu xanh để tăng thêm độ ngon hấp dẫn cho món ăn nhé!
Lươn xào sả ớt
Bổ sung dinh dưỡng cho cả nhà bằng món lươn xào cây sả cùng ớt thơm lừng cực kỳ hấp dẫn. Miếng lươn vàng ươm được nêm nếm và xào chín vừa tới, thịt dai mềm, săn chắc. Hoà quyện với vị cay the của sả ớt và thoang thoảng hương thơm dịu của lá trà khô sẽ bắt cơm cực kỳ đấy!
Bê xào sả ớt
Thêm ngay món bê xào sả ớt vào bữa cơm gia đình thêm phần mới lạ, đưa cơm bằng cách làm vô cùng đơn giản. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị thịt bê ngọt mềm kết hợp cùng miếng ớt chuông giòn giòn và vị cay the hòa quyện vị cay mặn đậm đà từ sả ớt và sa tế cực hấp dẫn.
Một số công dụng của cây sả đối với sức khỏe
Cây sả được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là công dụng hỗ trợ điều trị một số căn bệnh phổ biến. Dùng sả chăm sóc sức khỏe, tăng hương vị cho món ăn đã không phải việc quá xa lạ.
Sả là nguyên liệu cho ra sản phẩm tinh dầu và mỹ phẩm
Do trong củ sả có nhiều hợp chất tạo mùi hương nên sả được sử dụng nhiều vào việc chế biến tinh dầu. Loại tinh dầu này có khả năng ngăn chặn một số loại côn trùng, đặc biệt là ngăn chặn muỗi.
Bên cạnh đó, sử dụng tinh dầu sả cũng được dùng trong công nghiệp chế biến xà phòng và điều chế mỹ phẩm. Các chất trong tinh dầu sả đem lại mùi hương dễ chịu và an toàn cho làn da.
Cây sả chữa trị ho và cảm cúm
Theo Đông y, cây sả có vị cay và tính ấm, do đó chúng là một thảo dược quan trọng. Sả có tác dụng rất cao trong việc điều trị bệnh cúm và những triệu chứng của bệnh này. Sử dụng tinh dầu sả giúp cho người đang nhiễm lạnh ấm dần lên đồng thời cũng giảm ho và tiêu đờm.
Cây sả giúp cải thiện hệ thống tiêu hoá
Hệ tiêu hóa của nhiều người thường xuyên gặp một số vấn đề như tiêu hóa kém, đầy hơi, nôn mửa, khó tiêu,… Sử dụng tinh dầu sả được coi là một giải pháp rất hữu hiệu để đối phó với các rắc rối nói trên.
Đó là vì các mùi hương trong sả sẽ làm thư giãn các cơ trong dạ dày. Qua đó, giải quyết các vấn đề về ứ khí trong tiêu hoá và giảm tình trạng đau bụng đầy hơi hoặc tiêu chảy.
Tinh dầu sả làm tinh thần thư giãn
Các chất tạo mùi hương trong tinh dầu sả giúp làm thông kinh lạc, giảm đau đầu và thư giãn. Sử dụng tinh dầu sả trong không gian sống sẽ giúp con người có một hệ thần kinh khỏe mạnh và luôn giữ được trạng thái thoải mái và không căng thẳng. Cùng với đó, tinh dầu sả hỗ trợ điều trị nhiều bệnh về thần kinh như Parkinson, bệnh co giật, Alzheimer, động kinh,…
Tác dụng giải độc
Việc ăn cây sả trực tiếp hoặc chế biến trong các món ăn có khả năng giải độc rất cao. Bởi khi ăn sả sẽ kích thích việc đi tiểu. Nghĩa là thông tiểu tiện để giúp cho gan và các bộ phận khác như bàng quang, thận, tuyến tụy được khỏe mạnh hơn. Tác dụng này hỗ trợ làm cho người bệnh loại bỏ các chất độc hại và axit uric ra bên ngoài hiệu quả.
Sả ngăn ngừa tế bào ung thư
Một hợp chất có trong sả được gọi là chất beta carotene, chứa đến 24,205 microgam. Loại chất này có vai trò chống oxy hóa mạnh và có vai trò giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Mặc dù, loại cây này không thể chữa trị căn bệnh nan y này nhưng dùng sả phòng bệnh cũng là phải pháp hữu hiệu và an toàn.
Cây sả có tác dụng giải rượu nhanh
Khi uống rượu, hệ thần kinh người uống bị chi phối mạnh và gây mất thăng bằng, phương hướng. Trong rượu có chất làm mạch máu giãn ra, huyết áp tăng lên và gây mất tỉnh táo. Nên dùng sả khi say rượu và gây ra tình trạng cơ thể mệt mỏi, nhức đầu.
Có thể tìm kiếm và mua cây sả ở đâu?
Hiện nay, cây sả có thể dễ dàng mua được ở nhiều cửa hàng, chợ thực phẩm, siêu thị với giá thành hợp lý. Bên cạnh đó, sả là loại cây dễ trồng và có thể ra củ quanh năm nên người tiêu dùng dễ dàng có thể mua được.
Trong sả có những thành phần hoá học nào?
Lượng tinh dầu dồi dào là thành phần chính trong loài cây này.. Hàm lượng tinh dầu này thay đổi từ 0,4 – 2% tùy thuộc vào từng loại giống, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và chăm bón. Ví dụ trong loại Sả Java (Cymbopogon winterianus) là 0,8 – 2%, Sả chanh (Cymbopogon flexuosus), có hàm lượng tinh dầu là 0,7 – 1,5%, còn Sả Sri Lanka (Cymbopogon nardus) chỉ có 0,4 – 0,8%.
Trong tinh dầu Sả chứa nhiều các chất thơm như: Citral, caproate geranyl, Geraniol, Acetat, Dipenten, Metyl Heptenon, Carvon. Bên cạnh đó, còn chứa một số ít Aldehyde như Heptandehyde và Citronellol. Trong các hợp chất này thì Citronellol, Citrat, Geraniol có hàm lượng cao nhất.
Một số lưu ý khi sử dụng cây sả đem lại hiệu quả cao
Củ sả hay cây sả có thể dùng để ăn, làm đẹp hay chữa nhiều bệnh trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, sả là loại cây tương đối an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý một số điều khi sử dụng sả để không phải gặp tác dụng phụ không mong muốn.
- Không nên uống trực tiếp tinh dầu sả hay ngửi trực tiếp: Khi ngửi trực tiếp tinh dầu, người ngửi có thể gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi và gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu uống phải thuốc chống côn trùng làm từ dầu sả.
- Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều sả: Khi mang thai không nên ăn nhiều sả hoặc các thực phẩm chứa sả. Bởi trong sả có tính kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Tổng kết
Thông tin trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi, cây sả có tác dụng gì? Khi đã hiểu rõ về giá trị và những lợi ích thiết thực của loại cây này đem lại, bạn có thể ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày.
Recent Comments