Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
No menu items!
HomeCác loại rau thơmLá đinh lăng có tác dụng gì? Phương pháp sử dụng hiệu...

Lá đinh lăng có tác dụng gì? Phương pháp sử dụng hiệu quả

Rất nhiều người muốn sử dụng lá đinh lăng trong quá trình điều trị và cải thiện sức khỏe nhưng vẫn còn khá nhiều băn khoăn và vướng mắc. Nên sử dụng mỗi ngày như nào và cần những lưu ý gì? Hôm nay hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời, giải đáp những vấn đề còn tồn đọng đó nhé.

Lá đinh lăng xuất phát nơi nào?

Lá đinh lăng là bộ phận lá của cây đinh lăng quen thuộc với nhiều gia đinh. Đây là loại cây nhỏ hay được trồng để làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh. Đinh lăng có lá mọc so le, lá của chúng có hình xương cá và dạng lá kép. Mỗi lá sẽ xẻ làm 3 lần có hình lông chim. 

Mép lá có hình răng cưa. Cuống lá tương đối nhỏ, dài khoảng 3 – 8mm, mùi thơm nhẹ. Người ta cũng thường dựa vào đặc điểm của lá để phân loại giống cây này. Lá có vị nhạt, hơi đắng và mát. 

Phần lá có thể sử dụng tươi hoặc khô đều được nhưng phần lớn là sử dụng ở dạng khô, bảo quản được lâu và thuận tiện. Có rất nhiều loại đinh lăng nhưng đinh lăng lá nhỏ đem lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe con người. Trong lá này có chứa nhiều saponin có tác dụng rất tốt.

Cây Đinh lăng được sử dụng nhiều trong chữa bệnh
Cây Đinh lăng được sử dụng nhiều trong chữa bệnh

Lá đinh lăng có tác dụng gì?

Sử dụng nước nấu từ lá đinh lăng với liều lượng phù hợp sẽ có tác dụng bồi bổ sức khỏe cũng như chữa được nhiều loại bệnh. Một số lợi ích tiêu biểu đến từ loại lá này chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn:

Điều trị các bệnh tiêu hóa

Lá đinh lăng rất tốt trong việc sử dụng để chữa các bệnh như đầy hơi, tiêu chảy, khó tiêu,… Với tác dụng này, bạn sử dụng lá tươi của đinh lăng đem rửa sạch, ngâm với nước muối rồi cho vào nồi, đổ sấp nước, đun sôi. Sau đó, bạn chắt nước và sử dụng khi còn ấm. Với cách này, bạn duy trì sử dụng trong vài ngày sẽ cải thiện rõ rệt các tình trạng về đường tiêu hóa bạn đang mắc phải.

Hỗ trợ bệnh đau lưng do thời tiết

Khi thời tiết thất thường, chuyển lạnh đột ngột sẽ làm ảnh hưởng tới xương khớp nhất là ở những người trung niên, lớn tuổi. Các cơn đau sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, lười vận động, ảnh hưởng tới công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng uống nước lá đinh lăng để làm giảm các triệu chứng và cơn đau.

Cách làm rất đơn giản, bạn sử dụng 30g lá tươi cùng cành của cây đinh lăng kết hợp với 15g cúc tần, 15g cam thảo dây, 15g rễ cây xấu hổ và 800ml nước. Đem đun sôi với lửa nhỏ và chắt lấy 30ml nước uống. Mỗi ngày chia làm 3 lần và sử dụng liên tục trong 5 ngày sẽ có cải thiện đáng kể.

Nước của lá đinh lăng tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ bệnh đau lưng
Nước của lá đinh lăng tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ bệnh đau lưng

Điều trị bệnh dị ứng da

Với những người bị dị ứng, da nổi mề đay, mẩn đỏ hay ngứa ngáy thì cũng nên sử dụng nước đinh lăng để cải thiện. Vẫn là sử dụng lá đinh lăng tươi 150g đem hãm với 200ml nước sôi khoảng 5 – 7 phút là được và lấy phần nước để dùng khi còn ấm. Mỗi ngày bạn sử dụng 3 lần, liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ hết hoàn toàn các triệu chứng dị ứng.

Hỗ trợ rối loạn kinh nguyệt và đau tử cung

Với các hoạt chất có trong lá đinh lăng sẽ giúp các chị em phụ nữ sau sinh nâng cao sức đề kháng, hạn chế được các cơn đau tử cung. Đồng thời nó còn giúp lưu thông khí huyết rất tốt cho điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều. Bạn sử dụng cành và lá tươi đem sắc với nước và dùng khi còn ấm. Với phương pháp này, bạn nên kiên trì sử dụng trong thời gian dài thì mới phát huy được tốt tác dụng.

Điều trị mất ngủ, giúp an thần

Lá đinh lăng được biết đến rất nhiều với công dụng trị mất ngủ, an thần. Trong lá này có chứa rất nhiều saponin và các thành phần khác có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra nó còn được chứng minh có tác dụng hoạt hóa nhẹ và  đồng bộ vỏ não. Nó giúp nâng cao, cải thiện sức đề kháng, thông kinh lạc. Sử dụng nước của lá cây mỗi ngày đúng liều lượng sẽ cải thiện được mất ngủ, giúp ngủ sâu giấc, an thần. an thần, ngủ ngon và sâu giấc hơn, đem đến tinh thần tỉnh táo, sảng khoái hơn.

Cách sử dụng cũng rất đơn giản, bạn sử dụng kết hợp lá đinh lăng phơi khô, tam điệp, rau má, cỏ mực, lá vông mỗi loại 20g cùng với hoàng bá, bạch linh, hoàng liên mỗi loại 15g. Đem rửa sạch và sắc chung cùng 700ml nước đun nhỏ cho đến khi nước cô đặc lại còn 300ml thì chắt ra để uống, chia làm 2 lần sử dụng trong ngày. Chắc chắn với cách này, bạn sẽ cải thiện rất tốt chứng mất ngủ của mình.

Lá đinh lăng còn được rất nhiều chị em, mẹ bầu và sau sinh sử dụng
Lá đinh lăng còn được rất nhiều chị em, mẹ bầu và sau sinh sử dụng

Bồi dưỡng sức khỏe sau sinh

Sau khi sinh, do mất máu và hao tổn sức lực nên cơ thể của các chị em thường rất yếu. Chính vì vậy, sử dụng nước của lá đinh lăng giúp tăng cường thể lực và nâng cao khả năng hấp thu dưỡng chất được tốt hơn. Bạn chỉ cần dùng 200g đinh lăng tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 15 phút, rồi để ráo nước. Sau đó đun sôi với nước và chắt ra dùng để uống là được.

Chữa tắc tia sữa

Đây là vị thuốc thường được các bà mẹ sau sinh sử dụng để cải thiện tình trạng tắc tia sữa hoặc sữa tiết ra ít. Chỉ cần dùng 150g lá đinh lăng tươi, rửa sạch và sắc cùng 200ml nước là được. Trong quá trình sắc nên dùng đũa đảo qua 2 – 3 lần để cho các hợp chất được hòa tan. Bạn sử dụng ngày 2 lần, liên tục trong 2 -3 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt. 

Tuy nhiên, nó không thể thay thế hoàn toàn nước lọc cho nên bạn vẫn cần sử dụng nước lọc đều nhé, chỉ sử dụng nước từ lá này để uống nhâm nhi vào thời gian rảnh rỗi. Nên sử dụng trong ngày để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tác dụng khác

Ngoài những công dụng trên, thì sử dụng lá đinh lăng còn đem lại nhiều lợi ích khác như giúp ngăn ngừa chứng co giật, rôm sảy, hay đổ mồ hôi trộm ở trẻ em, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout, giúp các vết thương mau lành,… Chúng cũng hỗ trợ trong quá trình làm đẹp da như giúp se khít lỗ chân lông, da sạch và sáng màu, kiểm soát dầu nhờn, hạn chế mụn trứng cá,…

Lá đinh lăng sử dụng nhiều có tốt không?

Bên cạnh những lợi ích và tác dụng tốt cho sức khỏe thì việc sử dụng quá nhiều nước lá đinh lăng hàng ngày thay cho nước lọc sẽ gây ra tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe. Chất saponin chứa nhiều trong cây đinh lăng sẽ làm rối loạn tiêu hóa, gây ra các triệu chứng tiêu chảy ở những người mắc ruột kích thích đồng thời có khả năng phá hủy hồng cầu. 

Khi uống quá nhiều nước đinh lăng, lượng saponin được nạp quá nhiều vào trong cơ thể sẽ khiến bạn bị mệt mỏi, nôn mửa, hoa mắt chóng mặt. Do vậy, bạn không nên sử dụng lá cây đinh đăng thường xuyên mà chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian nhất định, với liều lượng phù hợp. Nếu xảy ra các biểu hiện trên thì bạn cần dừng sử dụng chúng và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Lá đinh lăng sử dụng ở dạng tươi và dạng khô đều được
Lá đinh lăng sử dụng ở dạng tươi và dạng khô đều được

Bảo quản lá đinh lăng cụ thể như thế nào?

Với lá tươi thì thời gian bảo quản sẽ được ngắn hơn thông thường được vài ba ngày hoặc 1 tuần. Bạn đem rửa sạch, đợi ráo nước rồi bỏ vào các túi ni lông hay túi zip và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Tuy nhiên bạn cũng nên sử dụng trong thời gian ngắn vì để trong tủ lạnh lâu ngày thì đinh lăng vẫn có khả năng bị héo úa, thậm chí là phân hủy.

Còn với lá đinh lăng khô thì sẽ bảo quản và dùng được lâu hơn. Lá đem phơi khô sau đó cất ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc và ánh nắng trực tiếp. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra và thỉnh thoảng đem ra phơi lại để đảm bảo được chất lượng của lá luôn được đảm bảo, tốt nhất nên phơi ở một mức vừa phải.

Lá đinh lăng khi sử dụng cần lưu ý gì?

Từ những chia sẻ trên chắc bạn cũng biết được rằng lá đinh lăng rất tốt cho sức khỏe, chữa được nhiều bệnh và việc lạm dụng dùng nó quá mức là không tốt, gây ra các tác dụng phụ. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần lưu ý thêm: 

  • Không nên sử dụng lá cây đinh đăng tươi quá 200 gam và quá 30 gam đối với lá khô mỗi ngày. Phụ thuộc vào từng trường hợp mà có liều lượng dùng phù hợp. Không lạm dùng và sử dụng nhiều mỗi ngày.
  • Không sử dụng nước của lá đinh lăng cho trẻ em dùng vì các cơ quan của trẻ chưa hoàn thiện nên có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới trẻ. Chỉ nên sử dụng cho ngoài da.
  • Dùng liều lượng nhiều trong một lúc có khả năng gây ra ngộ độc nhất là ở tim, phổi, dạ dày, gan, ruột,… nên bạn lưu ý nhé.
  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ không nên sử dụng đinh lăng để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Không lạm dụng quá nhiều nước của lá cây đinh lăng
Không lạm dụng quá nhiều nước của lá cây đinh lăng
  • Trong quá trình điều trị bằng lá này,, bạn cần kiên trì sử dụng đều đặn, không nôn nóng, không bỏ ngang để có thể đạt được hiệu quả tốt. Chúng cần có thời gian để hấp thụ cũng như phát huy công dụng.
  • Trong quá trình sử dụng lá đinh lăng, bạn cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học. Cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất để cơ thể không bị suy nhược, quá trình điều trị hiệu quả, bệnh tình nhanh cải thiện.

Kết luận

Như vậy, với những thông tin cung cấp ở trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng của lá đinh lăng cũng như một số lưu ý cần thiết trong quá trình dùng. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ biết tận dụng tốt vị thuốc này để cải thiện, nâng cao sức khỏe. Hãy cùng chia sẻ kiến thức tuyệt vời này đến với mọi người nhé.

Recent Comments

Xem nhiều nhất