Thứ ba, Tháng chín 17, 2024
No menu items!
HomeCác loại rau thơmBột năng có công dụng thế nào? Các cách chế biến món...

Bột năng có công dụng thế nào? Các cách chế biến món ăn

Bột năng được biết đến với công dụng chính là chế biến thành các món ăn đa dạng  như bún, phở, bánh,…góp phần vào sự phong phú của nền ẩm thực dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu ngay công dụng, cách chế biến và phương pháp bảo quản loại bột này thông qua bài viết dưới đây.

Bột năng được làm từ gì?

Bột năng có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền. Ở miền Bắc loại bột này sẽ được gọi là bột sắn, người miền Trung gọi chúng là bột lọc và người miền Nam gọi đây là bột năng. Sở dĩ nó có những tên gọi như vậy là vì được sản xuất từ nguyên liệu chính là củ sắn (khoai mì).

Nguyên liệu chính để sản xuất ra bột năng là củ sắn
Nguyên liệu chính để sản xuất ra bột năng là củ sắn

Nguồn gốc

Từ xưa người dân đã phát hiện ra các loại tinh bột có giá trị trong sắn. Đặc biệt là khả năng cung cấp dinh dưỡng cho con người, chính vì vậy họ đã sử dụng sắn để làm thực phẩm bổ sung năng lượng hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện bảo quản thì những củ sắn tươi rất dễ bị mốc, mọt hư hỏng.

Do đó người ta đã nghĩ ra cách cắt nhỏ sắn, phơi khô và dùng dần. Thế nhưng cách làm này cũng không giúp bảo quản được thời gian dài và ăn sắn thô rất dễ ngấy. Chính vì vậy người dân đã đem sắn khô đi nghiền thành một loại bột mịn sau đó kết hợp cùng với một số nguyên liệu khác để tạo thành món ăn. Bột năng từ đó cũng được hình thành và sử dụng rộng rãi.

Hiện tại

Đến thời điểm hiện tại bột năng được sản xuất theo hình thức công nghiệp là chủ yếu. Loại bột này có đặc điểm chính là rất trắng, mịn và tơi xốp. Nếu được nấu chính nó sẽ có màu trong, độ dẻo và dính nhất định. Thông đánh giá của các cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm, trong bột hoàn toàn không chứa các chất hóa học độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó bạn có thể yên tâm trong quá trình sử dụng.

Thông thường, khi chế biến món ăn người ta sẽ kết hợp chúng với nhiều nguyên liệu khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Ví dụ như kết hợp với một số loại bột mì, bột bắp để làm thành bánh. Hoặc dùng làm súp gà, các món bánh canh, hủ tiếu, chả cá, xúc xích,…

Bột năng thường được sản xuất ở đâu?

Hiện nay bột năng được sản xuất dưới hai hình thức chủ yếu là làm thủ công và áp dụng máy móc công nghiệp. Trong đó tự làm tại nhà là phương pháp ít được áp dụng hơn và chỉ phục vụ cho mục đích sử dụng của gia đình. Phương pháp công nghiệp giúp sản xuất ra được khối lượng sản phẩm lớn đồng thời đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn để lưu hành trên thị trường.

Bột này được sản xuất tại các khu công nghiệp có máy móc hiện đại 
Bột này được sản xuất tại các khu công nghiệp có máy móc hiện đại

Để đảm bảo tiết kiệm chi phí và chất lượng của sản phẩm, các khu sản xuất bột năng thường được xây dựng ở gần khu vực chuyên canh khoai mì. Việc này đảm bảo sắn sau khi được thu hoạch sẽ được đem đến vùng sản xuất để sơ chế và đảm bảo độ tươi và chất lượng tốt nhất. Hiện nay một số vùng chuyên canh sắn lớn ở Việt Nam nằm ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Quá trình sản xuất bột thành phẩm sẽ được áp dụng các thiết bị công nghệ hiện đại hoàn toàn khép kín, đảm bảo hoàn toàn vệ sinh. Trước khi đem đi tiêu thụ, các sản phẩm này cũng phải được kiểm tra và có sự thông qua của các cơ quan chức năng. Hiện nay trên thế giới có nhiều khu vực sản xuất bột năng điển hình là tại Trung Quốc. Tuy nhiên bột của Việt Nam vẫn được nhiều người ưa chuộng hơn cả.

Giá thành hiện nay của 1 kg bột năng

Do được sản xuất từ một loại nông sản nên giá cả của bột năng phụ thuộc chặt chẽ và giá cả của nguyên liệu. Bên cạnh đó mức giá của sản phẩm còn được quy định bởi từng thương hiệu, khối lượng, địa điểm cung cấp cũng như nơi sản xuất. Mức giá của sản phẩm này được đánh giá là rẻ nhất trong số các loại bột có mặt trên thị trường.

Bột năng có mức giá rẻ so với các loại bột khác trên thị trường 
Bột năng có mức giá rẻ so với các loại bột khác trên thị trường

Theo đó, sản phẩm bột năng 100gr hiện nay đang được bán với mức giá trung bình khoảng 6.000 – 7.000 đồng/gói. 500gr có giá khoảng 15.000 – 20.000 đồng/gói và 1 kg sẽ có giá là 30.000 – 35.000 đồng/gói. Nếu bạn muốn mua với số lượng lớn có thể lựa chọn các bao bột được đóng gói 10kg với mức giá khoảng 250.000 – 300.000/bao. Số lượng mua càng lớn thì mức giá sẽ càng rẻ và được chiết khấu cao.

Vì là một nguyên liệu vô cùng quen thuộc nên bạn có thể dễ dàng mua được bột ở các cửa hàng tạp hóa, chợ dân sinh hay các siêu thị. Đặc biệt hiện nay bạn còn có thể mua chúng tại các sàn thương mại điện tử với mức giá vô cùng ưu đãi, được giao hàng tận nhà mà không cần mất công đi lại, di chuyển.

Một số món ăn làm từ bột năng

Do tính chất của loại bột này là sánh, dẻo và có độ dính nhất định cho nên nó thường được sử dụng với mục đích làm các loại bánh. Bên cạnh đó còn có thể chế biến thành một số món súp thơm ngon, bổ dưỡng.

Dùng làm bánh bột lọc

Bánh bột lọc là một món ăn nổi tiếng có nguồn gốc từ xứ Huế, khi làm món ăn này điều quan trọng nhất cần lưu ý là lớp vỏ. Lớp vỏ của bánh bột lọc được làm từ bột năng kết hợp với muối, dầu. Khi nấu chín, lớp vỏ sẽ trong và có thể nhìn rõ lớp nhân bên trong.

Đặc trưng của món ăn này là độ dai và dẻo của vỏ bánh. Do đó khi làm bánh, lượng bột cần sử dụng phải cân đối sao cho thật hợp lý. Bánh bột lọc đã được bình chọn là món ăn nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực của người Việt nhiều năm liên tiếp.

Bánh đúc từ bột năng

Một bát bánh đúc ngon phải đảm bảo được độ mềm, dẻo và thơm béo. Để tạo ra được sự cân đối hài hòa trong bánh, người làm sẽ sử dụng bột năng trong suốt quá trình chế biến. Bột được pha trộn với bột mì, bột gạo theo một tỉ lệ nhất định. Khi nấu cần khuấy đều tay để bột cô đặc lại và tránh bị cháy ở đáy nồi.

Bánh khi chín sẽ được múc ra bát và thưởng thức cùng phần thịt xào nấm, nước mắm chua ngọt vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt vào những ngày trời mưa hoặc se lạnh, ăn bánh đúc chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Dùng bột năng làm bánh da lợn

Có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, bánh da lợn là sự kết hợp của vị ngọt dịu hòa cùng với cảm giác dai mềm trong miệng. Để có thể làm được loại bánh này, người làm bánh sẽ kết hợp bột năng với các nguyên liệu khác như muối, đường, nước cốt lá dứa. Sau đó nấu chín và làm thành từng lớp bánh xếp chồng lên nhau.

Bánh da lợn có nguyên liệu  là bột năng kết hợp với đỗ xanh 
Bánh da lợn có nguyên liệu  là bột năng kết hợp với đỗ xanh

Không chỉ là một món ăn hấp dẫn đối với người Việt, bánh da lợn còn gây ấn tượng khó quên đối với những du khách quốc tế. Chính vì thế bánh da lợn hiện nay đã được sản xuất theo hình thức công nghiệp để phục vụ nhu cầu thưởng thức của người dân. Nhiều người cũng mua bánh về làm quà tặng cho người thân, bạn bè những dịp lễ tết.

Bánh xu xê

Bánh xu xê là món bánh truyền thống xuất hiện chủ yếu vào các dịp lễ cưới hỏi. Chính vì ý nghĩa đặc trưng này nên trong quá trình sản xuất, người làm bánh phải vô cùng cẩn thận tỉ mỉ khi chọn nguyên liệu. Bột năng sẽ là thành phần chính làm ra lớp vỏ bánh mềm dẻo, dai ngon.

Khi làm bánh sẽ kết hợp bột năng với nước cốt lá dứa hoặc gấc chín để tạo ra các màu xanh, đỏ. Bên cạnh những mẫu bánh truyền thống, hiện nay người ta còn biến thể thêm các màu sắc sặc sỡ khác như màu tím từ hoa đậu biếc, màu hồng từ quả thanh long,…

Làm trân châu từ bột năng

Bên cạnh làm bánh, bột năng cũng có thể trở thành nguyên liệu để làm thành trân châu. Trân châu là một viên có hình tròn được làm chủ yếu từ bột này kết hợp với bột nếp. Sau đó luộc chín và sử dụng kết hợp với trà sữa, các món chè hoặc nước uống khác nhau. Trân châu làm từ bột năng sẽ có vị dai mềm, kết hợp với một chút đường để tạo ra vị ngọt.

Kết hợp với các nguyên liệu khác để làm súp

Các món súp gà, cua,…đều không thể thiếu bột năng, nó đóng vai trò tạo nên độ sánh và sệt. Khi chế biến súp, bạn cần phải sơ chế và nấu chín tất cả các nguyên liệu bao gồm rau củ, nấu, thịt trong một nồi nước dùng. Sau đó khi các nguyên liệu đã chín, đổ bột năng từ từ vào sau đó khuấy đều tay. Sau khoảng 5 phút phần súp sẽ dần sánh lại và có thể sử dụng được ngay.

Cách bảo quản bột năng

Giống như hầu hết các loại nguyên liệu có khả năng cung cấp tinh bột, bột năng cần được bảo quản cẩn thận để tránh tình trạng vón cục. Đồng thời hạn chế khả năng xâm nhập của mối mọt và đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài. Có hai cách bảo quản bột năng chính mà bạn có thể áp dụng khi không sử dụng hết như sau:

Bảo quản trong lọ thủy tinh

Cách bảo quản thông dụng nhất là đựng trong các lọ thủy tinh. Bạn cần đảm bảo rằng các lọ này phải được rửa sạch và hoàn toàn khô ráo. Khi đổ bột vào lọ cần đậy kín nắp và không để nước rơi xuống miệng lọ. Đồng thời để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nguồn nước và ánh nắng mặt trời.

Bảo quản bột năng trong hũ thủy tinh để tránh vón cục 
Bảo quản bột năng trong hũ thủy tinh để tránh vón cục

Bảo quản trong túi

Khi bạn sử dụng không hết bột có thể để trực tiếp trong túi sau đó buộc chặt miệng bao bì. Nếu trong nhà có máy kẹp bao bì có thể sử dụng để đảm bảo bột được bảo quản kín nhất, không để các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào.

Một cách bảo quản thường được chị em nội trợ áp dụng đó là đựng trong tô thủy tinh, dùng màng bọc thực phẩm bịt kín và để trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên cách bảo quản này chỉ phù hợp với các trường hợp sử dụng luôn trong thời gian ngắn. Nếu muốn giữ được lâu thì phương pháp này sẽ không phù hợp vì nó có thể gây ra tình trạng vón cục do hơi nước đọng trên bề mặt.

Kết luận

Bột năng là một nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Với công dụng đa năng, bạn có thể chế biến được nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn từ loại bột này. Bên cạnh đó hãy luôn lưu ý bảo quản cẩn thận để giữ được chất lượng sản phẩm trong một khoảng thời gian dài.

Recent Comments

Xem nhiều nhất