Củ riềng được xem là một loại dược liệu thần kỳ có thể chữa được rất nhiều căn bệnh mà nhiều loại thuốc không chữa được. Trong cuộc sống ngày thường thì loại thực phẩm này còn được xem là một loại gia vị làm tăng hương vị thơm ngon cho đồ ăn. Hầu như trong gian bếp của nhà nào cũng có loại củ này nhưng để tận dụng hết công dụng của nó thì chưa chắc ai đã biết.
Đặc điểm xuất xứ của củ riềng
Riềng là một loại cây giống cỏ nhỏ có chiều cao trung bình từ 0,7 – 1,2m. Đây là loài cây có thân rễ bò ngang và phát triển thành củ có hình dạng giống như củ gừng. Vỏ ngoài có màu nâu hơi đỏ một chút, được phủ lên nhiều lớp vảy và chia thành các đốt không đều nhau. Bên trong đó có lớp thịt màu trắng nhạt, mùi thơm, vị hơi cay.
Lá của củ riềng có hình mác, dài khoảng 22cm – 40cm và chiều rộng khoảng 24mm, mặt của lá rất nhẵn. Lá không có cuống, có bẹ ở giữa, gân hiện rõ ở trên mặt lá. Cụm hoa hình có hình chùy, thường mọc đầu cành. Hoặc mọc sát nhau, mặt bên trong có màu trắng, mép của cánh hoa hơi mỏng một chút kèm hai lá bắc có hình mo, có màu trắng và cái còn lại màu xanh.
Tràng có hình ống 3 thùy tù hình thoi, thùy giữa lớn hơn so với các thùy khác, cánh môi to, có vân màu đỏ. Quả của nó có hình cầu có lông hạt bên trong có áo. Cây này thường ra hoa và ra quả từ tháng 5 đến tháng 9, có khi sẽ kéo dài đến hết cả năm. Cây riềng thường mọc hoang ở vùng đất ẩm ướt, có nhiều nắng như gần bờ ao, hay đồng ruộng.
Hiện nay, cây riềng được trồng khá nhiều để lấy củ làm gia vị cho các món ăn. Củ riềng không chỉ được tìm thấy ở nước ta, loại cây riềng còn được tìm thấy ở nhiều một số tỉnh thành thuộc nước Trung Quốc như: Đài Loan, tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông,…
Củ riềng có phải thực phẩm dễ ăn?
Củ riềng có một mùi thơm rất đặc trưng, có tính nhiệt nên rất thích hợp để sử dụng cho các nguyên liệu có tính hàn như thịt vịt, thịt cua, thịt cá… Đó chính là lý do củ riềng là một gia vị tự nhiên mà không thể thiếu cho các món như: canh cua, canh cá, vịt rang riềng, cá kho,… Một trong những món nổi bật nhất khi nấu với củ riềng đó là thịt lợn giả cầy. Đây là món ăn được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn, màu sắc cũng vô cùng ấn tượng.
Thường thì nấu những món ăn người ta thường nấu chung với củ riềng. Nhưng ít ai biết rằng, các phần khác của cây riềng như lá, hoa, và quả đều có thể sử dụng được trong ẩm thực. Lá riềng giã nhỏ, chắt lấy phần nước có thể ngâm cùng với gạo nếp để tạo ra màu xanh đẹp mắt cho bánh chưng.
Đặc biệt hơn hết là măng riềng, có nơi còn gọi là mầm riềng, vào thời điểm đầu xuân, giữa hè hay vào đầu thu, ở những gốc riềng già thường xuất hiện búp măng có màu hồng nhạt, chưa mọc lá, đầu nhọn chĩa lên trời, thường cao từ 20cm-25cm.
Người ở các dân tộc vùng cao ở khu vực Điện Biên thường sử dụng măng riềng cho các món trộn hoặc món nộm, nhờ độ dai giòn cùng với vị ngọt nhẹ thơm ngon của riềng. Chính những ý tưởng về sự kết hợp măng riềng cùng các món rau đã mang đến hương vị dân dã, giúp bữa cơm thêm ngon miệng hơn.
Các tác dụng đặc biệt của củ riềng
Củ riềng có rất nhiều các tác dụng hữu ích là một loại dược phẩm chữa được rất nhiều bệnh. Đây được xem là một loại thuốc đông y thần kỳ được các chuyên gia áp dụng chữa bệnh.
Trị bệnh hắc lào hiệu quả
Thái lát 100g củ riềng già, rồi ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Bôi hỗn hợp này từ 2-3 lần mỗi ngày vào phần da bị hắc lào. Nếu kiên trì bôi thì những chỗ bị hắc lào sẽ dần dần giảm thiểu và cũng mờ hơn. Tất nhiên là sẽ không hết được hoàn toàn nhưng sẽ đỡ được phần nào
Trị bệnh viêm họng, ho và đầy hơi
Thái riềng thành từng lát mỏng vừa ăn sau đó ngâm thành muối chua, khi nào dùng ngậm chung với một ít muối hoặc nhai nhỏ rồi nuốt. Phương thuốc này rất tốt cho những người bị đau họng, và đồng thời cũng chữa được bệnh đầy hơi hiệu quả.
Làm thuốc xoa bóp giảm đau xương khớp
Phơi khô và thái nhỏ khoảng 20g củ riềng, 15g thiên niên kiện, 23g quế, 22g thạch xương bồ, 14g trần bì. Sau đó đổ ngập rượu và ngâm trong khoảng 10 ngày. Khi nào sử dụng lấy bông nhúng vào thuốc đó sau đó xoa lên những chỗ bị đau, kếp hợp xoa bóp bấm nhẹ. Thuốc này có thể dùng bị đau xương, trật ngã, sưng đau các khớp, đau nhức cục bộ,…
Chữa bị đau bụng do gặp lạnh
Lấy củ riềng 22g, búp ổi 50g, nụ sim 9g mang đi sấy cho thật khô rồi cán tất cả nguyên liệu thành bột nhuyễn. Ngày uống 3 lần sau mỗi bữa ăn, mỗi lần uống 5g với nước sôi để nguội. Hoặc sấy khô riềng 100g, hậu phác 70g và quế 130g. Sắc thêm 13g nguyên liệu cùng với 300ml nước, đến khi còn 100ml thì tắt bếp để nguội rồi lấy uống trong ngày. Dùng trong khoảng 2 – 4 ngày hoặc đến khi nào thấy bệnh đỡ rồi thì thôi.
Chữa dứt điểm bệnh sốt rét
Trộn một ít bột riềng 200g, bột thảo quả 150g, bột quế khô 120g cùng với mật ong. Sau đó vo tròn thành viên to bằng hạt bắp, dùng 12 viên mỗi ngày trước khi lên cơn sốt rét. Hoặc có thể tẩm củ riềng với 50g dầu vừng sao, gừng khô nướng 40g tán nhỏ, hòa với mật lợn rồi vo viên to bằng hạt bắp, uống mỗi ngày 15 – 20 viên.
Cấm kỵ không nên kết hợp riềng với thực phẩm nào
Củ riềng rất tốt cho cơ thể nhưng khi kết hợp với một số loại thực phẩm thì có thể phản tác dụng. Có khi sẽ còn mang hại vào người mang thêm bệnh tật nên trước khi ăn các bạn phải chú ý và tìm hiểu.
Củ riềng không nên kết hợp với trứng
Có rất nhiều bạn hỏi ăn trứng với củ riềng có bị sao không, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng trứng ăn cùng riềng có thể gây ra các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Nếu khi ăn xong bạn chưa thấy triệu chứng gì lo ngại thì hãy uống một cốc nước gừng cho thêm đường hay mật ong để có thể cho nôn ra. Sau đó uống thật nhiều nước để tiêu hóa nhanh chóng hơn.
Riềng kỵ với thịt gà
Nhiều nguồn tin khuyến cáo rằng không nên nấu thịt gà cùng với củ riềng. Vì riềng có tính nóng khi kết hợp tính ấm, ngọt của gà là hai thứ xung khắc với nhau. Do vậy khi nấu hai loại thực phẩm này sẽ gây ra bệnh khó tiêu, táo bón hoặc kiết lị. Nếu nhỡ ăn nhầm trước tiên bạn hãy uống nhiều nước sau đó thì uống thêm nước dâu trong nhiều ngày đến khi hết các triệu chứng thì thôi.
Riềng không nên kết hợp với mật ong
Nếu bạn chủ quan hiểu sai lầm củ riềng khi kết hợp với mật ong là không sao thì cần xem xét lại tình trạng này. Riềng và mật ong có rất nhiều cách sử dụng kết hợp nếu sử dụng đúng cách thì có thể chữa được bệnh như có thể chưng cùng mật ong hoặc ngâm thì có thể giải cảm, chữa đau cổ họng. Nhưng nếu kết hợp sai thì hậu quả cũng rất nghiêm trọng.
Giá thành của củ riềng trên thị trường hiện nay
Hiện nay trên thị trường củ riềng được bán rất nhiều các bạn có thể dễ tìm mua được ở trong chợ hay siêu thị. Với giá thành cũng vô cùng rẻ mà ai cũng sẽ mua được, với những loại thông thường nếu bạn mua theo cả cân thì sẽ khoảng 120.000đ/kg. Nhưng nếu nhu cầu chỉ mua một ít thì giá thành sẽ rơi vào 10.000đ/củ hoặc sẽ tính theo lạng.
Cũng có rất nhiều củ riềng thượng hạng với giá đắt hơn rất nhiều nhưng thường thì người ta sẽ dùng để đi biếu tặng. Còn đối với công dụng hàng ngày thì chúng ta nên sử dụng loại bình thường vì công dụng của nó cũng như nhau.
Bảo quản củ riềng được tươi lâu hơn
Để có thể sử dụng củ riềng trong khoảng thời gian lâu thì bạn nên tìm những cách phù hợp để bảo quản một cách đúng đắn nhất. Sau đây là một số mẹo mách bạn để riềng được tươi lâu mà không mất đi các chất dinh dưỡng.
Cất trong túi zip để vào ngăn mát tủ lạnh
Một cách rất đơn giản đó là bạn có thể cho củ riềng vào trong một túi zip rồi dùng tay ép để đẩy hết không khí ra ngoài và khóa túi chặt lại. Sau đó cho vào ngăn mát của tủ lạnh, với cách này bạn sẽ bảo quản được củ riềng được vài tuần hoặc đến 1 tháng.
Bảo quản bằng túi giấy
Với cách bảo quản bằng túi giấy thì bạn có thể dùng khăn giấy quấn củ riềng, sau đó cho vào túi giấy rồi bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Để bảo quản củ riềng lâu hơn thì bạn nên để càng ít không khí lọt vào bên trong túi càng tốt.
Bảo quản trong túi zip bỏ ngăn đá tủ lạnh
Đầu tiên bạn nên dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín củ riềng, sau đó cho vào túi zip khóa lại và bảo quản ở trong ngăn đá của tủ lạnh. Có thể để được rất lâu từ nửa năm đến một năm, mỗi lần ăn bạn chỉ cần lấy ra giã đông là có thể ăn được.
Chế biến củ riềng rồi bảo quản
Bạn có thể sơ chế qua củ riềng bằng cách giã, xay nhuyễn, cắt lát hay cắt sợi,… tùy vào các mục đích mình sẽ sử dụng rồi cho vào trong ngăn đá của tủ lạnh để bảo quản. Ngoài ra bạn có thể chia nhỏ riềng đã sơ chế vào trong một khay rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh trong khoảng 1 tiếng. Sau đó bạn nên cho riềng đã đông đá vào túi zip để bảo quản cất giữ.
Kết luận
Như vậy, chúng ta có thể thấy được những tác dụng thần kỳ của củ riềng này mang lại cho sức khỏe con người. Nếu những ai đang mắc các chứng bệnh có thể chữa được bằng riềng thì nên áp dụng ngay, biết đâu sẽ giúp ích được phần nào chữa khỏi bệnh.
Recent Comments