Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
No menu items!
HomeGia vị nấu ănQuế và những tác dụng thú vị có thể bạn đọc chưa...

Quế và những tác dụng thú vị có thể bạn đọc chưa biết

Quế được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, có thể sử dụng lá, cành, thân, vỏ của cây để ăn, làm gia vị, làm thuốc chữa bệnh. Người ta xem đây là một thực phẩm quan trọng, không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày, cùng tìm hiểu bài viết sau để biết thêm những thông tin tuyệt vời về loài cây này nhé!

Cây quế là cây gì?

Quế là loại cây quen thuộc trong đời sống, chúng được người ta sử dụng làm gia vị hay các vị thuốc từ xưa đến nay, có hai loài phổ biến nhất trên thế giới có thể kể đến là: Quế Trung Quốc và Srilanka. Ở Việt Nam, loài cây này được trồng nhiều tại vùng đất Nghệ An, Thanh Hóa,… Tên khoa học gọi là Cinnamomum loureirii Nees.

Người ta đã phát hiện cây quế từ khoảng hơn 2000 năm trước công nguyên, người Trung Quốc đã phát hiện, sử dụng và sau đó lan rộng ra khắp thế giới, được lưu thông qua các nước bằng con đường tơ lụa. Ban đầu, quế được dùng trong việc chế biến thuốc, về sau được ứng dụng nhiều hơn trong ẩm thực, ngành dược liệu,…

Đây là loại cây thân gỗ cao lớn, lá của chúng thường xanh mướt và có quan hệ họ hàng gần với loài của Trung Quốc. Lá quế có hình oval, hai đầu hơi hẹp lại và nhọn, hoa của loài cây này có màu trắng đặc trưng, mọc thành cụm ở kẽ lá hay ở đầu cành, quả của cây có hình giống như một quả trứng gà trông rất đặc biệt.

Vỏ, thân, cành quế có mùi thơm khá nồng, người ta thường khai thác các boho phận này trên cây để làm thuốc trong Đông Y, làm gia vị hay thảo mộc thiên nhiên dưỡng da an toàn. Lá cây quế còn được sử dụng để chưng cất tinh dầu, vì là cây thân gỗ khá cao, to lớn nên gỗ của chúng được sản xuất làm đồ mỹ nghệ, trang trí nội thất,…

Loại dược liệu quý được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống
Loại dược liệu quý được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống

Khám phá những đặc điểm sinh học của loại cây này 

Khi trưởng thành, quế sẽ có độ cao từ 20 – 25m với đường kính thân khoảng 40 – 50cm, rễ cây thuộc dạng rễ cọc, thường phát triển mạnh và cắm sâu vào lòng đất, dễ dàng đan chéo và lan rộng dưới mặt đất tìm mạch nước ngầm và các chất dinh dưỡng. Vì vậy, quế là loại cây thích hợp sống ở những vùng đồi, núi cao, dốc.

Thân cây quế tròn đều với vẻ ngoài nhẵn, màu xám và hơi bị rạn nứt theo chiều dọc, lá cây có 3 gân hình cung, mặt trên của lá thường xanh bóng, mặt dưới sẽ xanh đậm hơn. Với lá quế trưởng thành có độ dài từ 18 – 20cm, rộng khoảng 6 – 8cm, cuống lá dài khoảng 1 – 1,5cm, chúng thuộc dạng cây xanh quanh năm, tán tỏa hình trứng.

Trong những bộ phận của quế, người ta nghiên cứu thấy rằng vỏ cây là thành phần có hàm lượng tinh dầu cao nhất, sau đó mới lần lượt đến các bộ phận khác như: Rễ, lá, gỗ, hoa. Hoa quế màu trắng, mọc thành từng chùm, chỉ nhỏ bằng hạt gạo, có mùi thơm rất đặc trưng, quả khi chín sẽ chuyển sang màu nâu tím, nhẵn bóng rất đẹp.

Quế được trồng từ năm thứ 8 đến năm thứ 10 mới bắt đầu ra hoa, 4 – 5 tháng đầu là thời gian cây ra hoa, kết quả, đến 1 – 2 năm sau quả mới chín. Quả của cây quế thuộc dạng quả mọng nên chỉ chứa 1 hạt, hạt có hình bầu dục, cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp do trong hạt có tinh dầu, nhiệt độ cao sẽ bị chảy dầu và mất sức nảy mầm.

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây quế 

Quế có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh hơn các loài khác trong môi trường tự nhiên, giai đoạn đầu từ 1 đến 5 tuổi, cây sẽ thích bóng râm, mát. Đến giai đoạn trưởng thành, cây quế cần nhiều ánh sáng để quang hợp, quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn, lúc này cây sẽ sinh trưởng nhanh và chất lượng tinh dầu sẽ cao.

Cây quế được trồng từ hạt, khi đến giai đoạn từ 3 – 5 năm tuổi là có thể đạt chiều cao 2m, sau 9 năm chăm sóc, có thể đạt đến chiều cao 7m, đường kính trung bình của thân cây khoảng 20 – 25cm. Lúc này cây quế sẽ kết hoa và cho ra khá nhiều quả, quả có hình trứng với kích thước khá dài, có mùi thơm nhẹ.

Có một điều đặc biệt là quế có khả năng tái sinh từ chối gốc khá mạnh, trong quá trình sản xuất sau khi đã được thu hoạch, ở phần gốc cây lúc này thường phát sinh rất nhiều chồi non. Các chồi non sau đó phát triển thành cây trưởng thành, tiếp tục chăm sóc, cây quế sẽ sinh trưởng to lớn, cho vỏ thu hoạch vào những năm tiếp theo.

Cần chú ý đến điều kiện trồng cây, quế là giống cây ưa khí hậu nhiệt đới ẩm nên cần có lượng nước tưới tiêu phù hợp, nhiệt độ hợp lý trong khoảng từ 20 – 30 độ C. Cây thích ánh sáng tự nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau, quế cần điều kiện ánh sáng khác nhau, đặc biệt khi phát triển, lượng ánh sáng càng nhiều sẽ cho tinh dầu càng nhiều.

Hoa có màu trắng đặc trưng và bé như hạt gạo
Hoa có màu trắng đặc trưng và bé như hạt gạo

Quế có tác dụng đặc biệt trong chữa bệnh và trong nấu ăn

Không thể phủ nhận rằng, quế là một loại cây mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho cuộc sống, được áp dụng rộng rãi trong việc chế biến thực phẩm, dược phẩm. Người ta xem đây là một dược liệu thần thánh với tính ứng dụng cao, loại cây này ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp cả nước.

Nấu ăn

Quế được sử dụng để làm gia vị của món ăn, làm nguyên liệu để trộn, ướp, tạo nên vị ngon, ngọt thanh và cay nhẹ cho các món ăn được chế biến từ tôm, thịt, cá,… Đồng thời, có thể khử bớt mùi tanh của các loại thực phẩm này. Ngoài ra, quế còn góp phần làm tăng hương vị và màu sắc khiến cho món ăn trở nên đẹp hơn, thơm hơn.

Ngoài làm gia vị nấu ăn, bột của cây quế còn được sử dụng rộng rãi trong việc làm bánh, nhất là các loại bánh kem có caramel, cacao,… Hay những loại bánh ngọt đều có sự góp mặt của loại dược liệu này, tạo ra mùi vị đặc trưng riêng. Đồng thời, việc sử dụng bột khi pha trộn thức uống sẽ tạo hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Bò kho là món ăn truyền thống của người dân Việt, nổi tiếng với màu sắc đẹp, bắt mắt, hương vị thơm ngon. Thịt bò mềm hòa quyện cùng nước sốt vừa cay vừa nóng lại nồng nàn mùi hương của quế, thật sự là một món ăn hoàn hảo, tuyệt vời cho những ngày mùa xuân có mưa phùn se lạnh hoặc cuối tuần cho gia đình sum vầy.

Phở là một món ăn truyền thống nổi tiếng của Việt Nam và nổi tiếng trên làng ẩm thực quốc tế với hương vị thoang thoảng, nhẹ nhàng, không quá cay nồng gây khó chịu, mang lại một hương vị đặc trưng. Quế là một gia vị thiên nhiên được sử dụng để chế biến nước lèo của món ăn này với mùi thơm nồng, ngon khó cưỡng.

Trở thành giá vị quan trọng không thể thiếu của một bữa ăn ngon
Trở thành giá vị quan trọng không thể thiếu của một bữa ăn ngon

Thành phần của quế giúp trị bệnh hiệu quả

Loại dược liệu này có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị căn bệnh tiểu đường nguy hiểm và giúp giảm cân hiệu quả, đối với người mắc bệnh tiểu đường, nên sử dụng từ 1 đến 6 gam quế, có thể pha với nước loãng hoặc chế biến trong món ăn. Việc này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, bạn cũng sẽ thấy cân nặng giảm đi đáng kể.

Bột quế được các chuyên gia nghiên cứu cho thấy rằng đây là loại dược liệu mang lại hiệu quả rất cao trong việc cải thiện những vấn đề liên quan đến bệnh tim. Khi sử dụng 2 thìa cafe hoặc 2,1g bột hằng ngày sẽ góp phần làm lượng cholesterol toàn phần giảm dần và giữ ở mức ổn định, cải thiện bệnh tim rất hiệu quả.

Những người có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm hay bị viêm nhiễm âm đạo, nấm vòm họng, nhiễm trùng, cháy trên da đầu hay viêm loét dạ dày đều có thể sử dụng bột quế để ngăn ngừa và chữa bệnh hiệu quả. Đồng thời, việc sử dụng dược liệu này hằng ngày sẽ giúp bạn ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus,…

Có thể bạn chưa biết, húng quế có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và diệt nấm mốc hiệu quả, vì thế, có thể sử dụng để chữa bệnh sốt, loại dược liệu này làm dịu các cơn sốt, đặc biệt là những căn bệnh nhiễm khuẩn thông thường như sốt rét. Ở Ấn Độ, để cắt cơn sốt, người bệnh thường sắc lá nấu nước uống và rất nhanh khỏi bệnh.

Quế được sử dụng để trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả
Quế được sử dụng để trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả

Các vùng trồng nhiều ở Việt Nam có thể bạn chưa biết

Trồng cây quế không chỉ có tác dụng phủ xanh đồi trọc, ngăn tình trạng đất xấu mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao, là nguồn cung cấp gia vị và là dược liệu quý cho sức khỏe của con người. Người ta thường trồng cây quế ở vùng núi cao, đất cằn cỗi, chúng gắn liền với cuộc sống của người dân miền núi và đồng bào dân tộc.

Yên Bái – Vùng trồng cây lớn nhất cả nước

Vùng đất Yên Bái được đánh giá là có nhiều lợi thế có thể phát triển việc trồng cây quế, với nhiệt độ lý tưởng khoảng 22,7 độ C, lượng mưa lớn kèm theo độ ẩm cao là các điều kiện giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nhờ vậy mà nơi đây sở hữu diện tích trồng và sản lượng quế cung cấp lớn nhất cả nước.

Quảng Ninh

Tại nơi đây, quế sẽ được trồng trên những đai cao từ 200 – 400m, có nhiệt độ bình quân đạt 23 độ C, lượng nước mưa ở mức 2300mm/ năm giúp cây quế thuận lợi phát triển. Nơi đây không chỉ là nguồn cung cấp sản phẩm nổi tiếng trong nước mà còn phục vụ cho việc xuất khẩu ra nước ngoài, giúp kinh tế đất nước phát triển.

Vùng trồng quế Trà Mi – Trà Bồng

Trà Mi, Trà Bồng là hai vùng nổi tiếng với việc trồng quế về cả chất lượng và sản lượng, ở nơi đây, cây quế không chỉ đơn thuần mang đến nguồn lợi kinh tế cao cho cả vùng mà còn là loại cây thân thuộc, gắn bó với người dân. Người ta xem nó như một người bạn quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.

Cây quế đã trở nên thân thuộc với người dân, đồng bào miền núi
Cây quế đã trở nên thân thuộc với người dân, đồng bào miền núi

Kết luận

Cây quế là loại dược liệu quan trọng vừa có thể chế biến các món ăn ngon, đẩy lùi những căn bệnh nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bạn và mang lại giá trị kinh tế cao. Loại dược liệu này dần trở nên phổ biến, được người ta trồng ở nhiều nơi và gắn liền với cuộc sống của người dân miền núi.

Recent Comments

Xem nhiều nhất