Thứ tư, Tháng chín 18, 2024
No menu items!
HomeCác loại rau thơmTrần bì - Lợi ích của đối với sức khỏe và cách...

Trần bì – Lợi ích của đối với sức khỏe và cách sử dụng

Trần bì là vị thuốc được làm từ quả quýt quen thuộc. Chúng ta thường hay bỏ phần vỏ quýt đi, chỉ ăn ruột bên trong. Nhưng chính vỏ quýt ấy lại là một loại thuốc quý, sử dụng rất nhiều trong y học. Chúng có khả năng điều trị viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, … rất hiệu quả. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về vị thuốc này qua bài viết sau nhé.

Trần bì là gì?

Trần bì được chế biến từ vỏ quả quýt và được biết đến với nhiều tên gọi khác như thanh bì, hoàng quyết. Vị thuốc này có tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae.

Trần bì là gì?
Trần bì được bào chế từ vỏ quýt đem phơi khô

Trong quá trình chế biến thành thuốc, vỏ của chúng thường quăn lại và dày tầm 0,1 – 0,15cm. Chúng có màu nâu nhạt hoặc vàng nâu ở mặt ngoài cùng  nhiều chấm sẫm màu hoặc lõm xuống. Mặt bên trong xốp màu hồng nhạt hoặc màu trắng ngà. Vỏ thường giòn và nhẹ, có mùi thơm, hơi cay.

Phương pháp bào chế thanh bì

Trần bì được chế biến bằng cách rửa sạch rồi đem phơi hoặc sấy khô, ngoài ra cũng có thể sử dụng sống hoặc đem sao vàng. Vỏ quýt đem rửa sạch nhưng không lâu để không làm mất các chất dinh dưỡng, tinh dầu trong vỏ. Sau đó, lau khô và cạo sạch phần cùi bên trong, thái nhỏ và đem phơi nắng cho khô. 

Bên cạnh đó, chúng cũng được sao qua khi đã tẩm mật ong hoặc muối. Tùy thuộc bài thuốc sử dụng và loại bệnh chữa trị mà vỏ quýt được chế biến khác nhau và được bảo quản trong nhiệt độ phòng, ở nơi khô ráo, hạn chế ánh nắng.

Thanh bì sử dụng cho những món ăn nào?

Với vị thơm, cay nhẹ, trần bì được sử dụng nhiều trong quá trình nấu ăn để chế biến thành các món hấp dẫn với công năng chữa bệnh.

Trần bì nấu thịt bò

Trần bì nấu thịt bò
Trần bì được sử dụng trong nấu ăn rất nhiều

Món ăn này sử dụng nguyên liệu thịt bò quen thuộc cùng với vỏ quýt khô rất dễ làm. Bạn tham khảo thêm cách làm để món ăn thêm hấp dẫn nhé:

  • Bước 1: Thịt bò đem rửa sạch rồi bỏ gân, thái thành miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Hành lá rửa và thái khúc ( lưu ý bỏ phần lá)
  • Bước 3: Gừng cạo vỏ và thái thành lát mỏng, ngâm trong rượu 20 phút cùng một chút muối.
  • Bước 4: Rửa trần bì bằng nước sôi rồi vớt ra, thái thành các sợi nhỏ.
  • Bước 5: Đun nóng dầu trong chảo rồi cho thịt bò vào chiên hơi vàng thì vớt ra cho ráo bớt dầu.
  • Bước 6: Sử dụng chảo khác, cho dầu mè vào đun nóng rồi thêm chút ớt khô, hạt tiêu cùng vỏ quýt vào xào cho thơm. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu hành, gừng, muối, thịt bò và rượu, nước vào đun sôi. Đun với lượng nhiệt nhỏ cho đến khi gần cạn, có màu đỏ là được.

Sử dụng món này cùng với bánh mì rất hợp, Thịt bò có màu đỏ đẹp mắt cùng vị cay ngọt và mùi thơm từ vỏ quýt rất hấp dẫn.

Mứt trần bì

Vào những dịp lễ tết, mứt là món ăn không thể thiếu được. Mỗi loại mứt đều có những ý nghĩa khác nhau và mứt trần bì thể hiện cho sự may mắn, thịnh vượng. Cách làm mứt đơn giản bạn tham khảo thêm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Vỏ quýt thái thành các miếng dày khoảng 1cm rồi ngâm trong nước khoảng 30 phút để làm bớt mùi hăng và vị đắng của vỏ. Sau đó vớt ra đợi cho ráo nước là được. Việc thái vỏ quýt như vậy giúp cho việc chế biến được dễ dàng hơn và ăn cũng ngon hơn. Còn chanh đem vắt chắt lấy nước cốt.

Bước 2: Ướp vỏ quýt

Vỏ quýt sau khi đã sơ chế thì đem bỏ vào tô lớn, thêm 2 thìa đường, 3 thìa mật ong, cùng mè trắng đã rang và trộn đều tay. Bạn để ướp khoảng 2 – 3 tiếng cho các gia vị được ngấm đều vào trần bì.

Bước 3: Sên vỏ quýt

Sử dụng chảo chống dính và đổ vỏ quýt đã ướp vào  chảo rồi sên trên lửa nhỏ. Sau khoảng 15 phút, cho thêm nước cốt chanh để gia tăng hương vị cho mứt và đảo đều tay. Khi vỏ mứt khô lại, có màu óng đẹp, có màu trắng bên ngoài do đường bám vào thì tắt bếp. Đợi mứt khô rồi cho vào lọ thủy tinh đậy kín để bảo quản và ăn dần.

Mứt có màu vàng đẹp mắt cùng vị ngọt thơm hấp dẫn được nhiều người thích. Đặc biệt. Đặc biệt sử dụng mứt từ vỏ quýt có thể khắc phục nhanh chóng tình trạng ho khan, ho lâu ngày hay viêm họng.

Thanh bì nấu thịt và mộc hương

Món canh này có vị thanh thanh mùi mộc hương, mùi thơm của vỏ quýt cùng vị ngọt từ thịt rất thanh đạm và ngon miệng.

  • Bước 1: Vỏ quýt và mộc hương đem xay thành bột.
  • Bước 2: Xào thịt cho đến khi chín tài thì thêm nước vào nấu cho đến khi sôi. Tiếp theo sẽ cho thêm trần bì và mộc hương vào và nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn là được.

Với món ăn này, nếu sử dụng để chữa bệnh thì bận nên dùng mỗi ngày 1 lần để đạt được tác dụng nhé.

Cháo trần bì

Cháo trần bì
Trần bì có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh

Với món cháo này sẽ giúp chữa được tình trạng đầy bụng, ho có đờm cũng như có các triệu chứng buồn nôn, nôn nao người. Cách làm đơn giản, bạn xem thêm nhé:

  • Bước 1: Trần bì đem sắc rồi lọc lấy nước.
  • Bước 2: Sử dụng phần nước sắc trên đem đi nấu cháo như bình thường là được.

Với món cháo này, khi ăn có thể cho thêm đường, muối hoặc các gia vị khác tùy vào sở thích và khẩu vị của bạn nhé.

Gà kho trần bì, hương phụ

Đối với những người bị đau loét dạ dày, đau tá tràng, đầy hơi, trướng bụng hay đau ở vùng thượng vị, đau tức ngực, đau thần kinh liên sườn thì nên sử dụng món ăn này thường xuyên, rất hiệu quả. Nguyên liệu chế biến đơn giản từ thịt gà cùng với vỏ quýt khô, hương phụ.

  • Bước 1: Trần bì và hương phụ mang đi nấu chung lấy nước và loại bỏ phần bã.
  • Bước 2: Thịt gà chặt thành các miếng vừa ăn và đem kho với phần nước trên cho đến khi cạn. Quá trình nấu cho gia vị mắm muối, gừng, hành để món ăn thêm ngon, đậm đà.

Trần bì được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn, vừa lạ miệng, thơm ngon mà lại còn rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Trần bì có tác dụng gì?

Trần bì được sử dụng từ rất lâu ở Trung Quốc trong việc điều trị các chứng như buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, thiếu máu, long đờm, … Nó đem đến rất nhiều tác dụng và lợi ích cho sức khỏe.

Tốt cho dạ dày và ruột

Tinh dầu được chiết xuất từ trần bì giúp kích thích hệ tiêu hóa đồng thời hỗ trợ ruột bài khí tích trệ dễ dàng ra ngoài. Nó còn làm tăng khả năng tiết dịch vị, hỗ trợ giãn cơ trơn của ruột và dạ dày.

Kháng viêm, chống loét

Kháng viêm, chống loét
Sử dụng trần bì trong việc điều trị bệnh rất hiệu quả

Trong trần bì có chứa Humulene và A-Humulenol acetat có công dụng gống với vitamin P.  Chúng có khả năng làm giảm quá trình điều tiết dịch vị ở dạ dày, hạn chế được tình trạng viêm loét cho dạ dày.

Điều trị hen suyễn

Các thành phần đa dạng trong trần bì có khả năng giúp kích thích niêm mạc đường hô hấp, tăng tiết dịch và làm loãng đờm. Từ đó, nó làm giãn phế quản và cải thiện các cơn hen suyễn, ngăn chặn các cơn co thắt phế quản.

Kháng khuẩn

Với các thành phần trong trần bì, nó có khả năng ức chế, làm chậm sự sinh trưởng các chủng khuẩn như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết hoặc ái huyết.

Cải thiện béo phì

Ức chế lipase tuyến tụy là giải pháp trong quá trình điều trị bệnh béo phì cùng các rối loạn tiêu hóa khác. Các hợp chất phytochemical tự nhiên có khả năng ức chế lipase được tìm thấy trong trần bì. Ngoài ra, polymethoxy flavone có trong vị thuốc này còn có tác dụng trong việc hạ lipid máu. Vì thế, chúng là phương thuốc hữu hiệu cho việc điều trị béo phì.

Tốt cho hệ thần kinh

Hesperidin, flavonoid là hai thành phần chủ yếu có trong trần bì cùng với các thành phần khác như tangeretin, nobiletin. Vỏ quýt khô có tác dụng chống viêm thần kinh một cách mạnh mẽ, tốt cho hệ thần kinh.

Trần bì không được kết hợp với gia vị nào?

Trần bì vốn được làm từ vỏ quýt nên rất lành tính. Hiện nay vẫn chưa có nhiều thông tin lưu ý các loại gia vị khi được sử dụng kết hợp với chúng. Vì vậy, các bạn hãy yên tâm trong quá trình sử dụng nhé. Tuy nhiên nó có tính nóng nên bạn có thể hạn chế kết hợp với các gia vị có tính nóng khác như ớt, hạt tiêu,…

Sử dụng trần bì cần lưu ý gì?

Dù đem lại nhiều lợi ích cũng như khá an toàn, dễ sử dụng nhưng nó cũng có vài tác dụng phụ cho nên trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý để tránh:

Sử dụng trần bì cần lưu ý gì?
Cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trần bì

Đau dạ dày: Tác dụng của trần bì đối với dạ dày là dựa vào đặc tính của nó làm lạnh dạ dày, mà thể hiện qua việc thích ăn các món nóng, cay khiến cho lớp phủ lưới bị trắng và mỏng. Nhiệt tính bên trong dạ dày không được tốt sẽ khiến cho đường ruột bị khó chịu khi tiêu hóa các món lạnh.

Ho khan: Do trần bì có tính nóng, cay nhẹ, hơi đắng khiến cho cơ thể bạn dễ bị nóng trong, bốc hỏa, không thích hợp sử dụng khi bạn đang có các dấu hiệu như: Khô miệng, nước tiểu màu vàng, táo bón. Những người có cơ thể đang tích tụ nhiều khí hư, hay bị nóng trong, ho ra máu, kho khan và có thân nhiệt cao thì cũng cần lưu ý khi sử dụng.

Mất ngủ: Do đặc tính của trần bì nên những người bị khó ngủ mất ngủ, ngủ không sâu giấc thì không nên sử dụng bởi nó sẽ làm cho cơ thể bạn thêm nóng và khô hơn, khiến cho tình trạng có thể kéo dài và trầm trọng hơn. Khi sử dụng tại nhà, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có phương pháp và liều lượng sử dụng phù hợp.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp khá đầy đủ các thông tin liên quan tới vị thuốc trần bì quen thuộc, bạn có thể tham khảo thêm để vận dùng. Tuy có nhiều lợi ích nhưng bạn không nên lạm dụng và cần tham khảo thêm ý kiến, lời khuyên của các bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc liên quan tới nó nhé.

Recent Comments

Xem nhiều nhất