Cây sả là cây gia vị phổ biến được sử dụng trong ẩm thực và nhiều công dụng hữu ích khác như dược liệu, chiết xuất tinh dầu,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sả có rất nhiều loại, mỗi loại lại đặc điểm và tác dụng khác nhau. Cùng mình tìm hiểu đặc điểm và lợi ích của các loại cây sả ở Việt Nam qua bài viết sau đây.
Phân biệt các loại cây Sả ở Việt Nam hiện nay
Cây Sả có tên khoa học là Cymbopogon, thuộc họ Hòa Thảo (Poaceae) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Sả có khoảng 55 loại, trong đó Việt Nam có khoảng 15 loại và phổ biến nhất là Sả Java và Sả Chanh. Cùng tìm hiểu một số loại sả của Việt Nam sau đây.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Lợi ích của cây sả trong đời sống, sức khỏe con người
- Cách trồng cây sả, hướng dẫn chăm sóc, phòng bệnh
- Cây sả chanh với nhiều công dụng đối với sức khỏe
Sả Chanh – Sả Dịu
Sả Chanh hay còn gọi là Sả Dịu được trồng phổ biến ở Việt Nam. Sả chanh có tên khoa học là Cymbopogon flexuosus có nguồn gốc ở Ấn Độ, Myanma và Thái Lan. Sả Chanh là cây bụi sống lâu năm, thân cao từ 1m – 1,5m. Lá hẹp dài, mép lá nhám, có bẹ lá cuốn chặt vào nhau và không có lông.
Sả chanh là các loại cây sả thường được dùng làm gia vị chế biến món ăn, dược liệu,… và chiết xuất tinh dầu nguyên chất có giá trị kinh tế cao. Tinh dầu sả chanh – Lemongrass chứa 70% đến 80% citral. Lemongrass oil có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng, thanh lọc không khí, kháng khuẩn… đuổi muỗi. Trước cách mạng tháng 8, Việt Nam có trồng loại sả chanh có tên khoa học là cymbopogon citratus ở một số đồn điền.
Sả hồng – Sả hoa hồng
Sả Hoa Hồng hay còn gọi là Sả Hồng, tên khoa học là Cymbopogon martinii. Sả hồng được trồng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu, dùng trong nghành công nghiệp sản xuất nước hoa.
Cây Sả Hồng có thân lá nhỏ hơn các loại sả khác, mọc thành bụi cao đến 1,5m. Lá và hoa sả hồng được dùng chiết xuất tinh dầu nguyên chất. Tinh dầu sả hồng – Palmarosa có mùi thơm ngọt, được dùng để sản xuất geraniol, thư giãn, làm dịu căng thẳng,…
Sả bẹ – Sả Sri Lanka
Sả Bẹ hay còn gọi là Sả Sri Lanka, tên khoa học là Cymbopogon nardus, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á. Các loại cây sả Sri Lanka mọc thành bụi, có tán rộng, thân cao tới 2m, lá dài hẹp, có ít hoặc không có lông. Hoa mọc kép, cụm hoa chùy, hoa dài 60 – 80cm. Gốc Sả Sri Lanka có màu tím hồng hay tím đỏ.
Sả Bẹ được trồng làm thảo dược trong đông y, gia vị,… và sản xuất tinh dầu. Cây sả bẹ chiết xuất tinh dầu nguyên chất có chứa citral (75 – 85%) và geraniol (15 – 25%).
Sả Java – Sả Đỏ – Sả Xòe
Sả Java hay còn gọi là Sả Đỏ hay Sả Xòe, tên khoa học là Cymbopogon winterianus. Các loại cây sả Java mọc thành bụi, thân có thể cao đến 2m, lá thuôn dài. Gốc sả có màu hồng tím hay đỏ tím. Chùy hoa gồm nhiều chùm hoa mọc thẳng đứng.
Sả Java chủ yếu được trồng để chiết xuất tinh dầu sả Java – Citronella, có tác dụng đuổi muỗi, sát khuẩn, khử trùng trong gia đình,… Ngoài ra còn dùng để làm gia vị, thảo dược.
Cách trồng và chăm sóc sả
Có thể bạn quan tâm:
- Mắm ruốc – Món ăn đặc sản mang hương vị riêng của miền Trung
- Hạt dổi – Lợi ích cho sức khỏe và cách sử dụng đúng cách
Các loại cây sả cực kỳ dễ trồng và nếu con người không trồng nó cũng có thể mọc dại ở nhiều nơi chỉ cần có nước và độ ẩm phù hợp. Nhưng vì giá trị kinh tế cao nên ngày nay sả được trồng tâp trung tại nhiều nơi, nhiều hộ gia đình.
Ngay cả những nhà ở thành phố cũng có thể trồng một bịu sả trong chậu để khi cần thì có ngay sả tại nhà để sử dụng mà không phải đi mua đâu cả. tìm hiểu về sả
Để trồng sả thì chúng ta có thể lấy bụi sả mọc trước đó tách từng cây, cắt bớt phần lá và đế thân còn lại dài khoảng 15-25cm rồi cắm gốc vào dưới đất hoặc chậu đất chuẩn bị sẵn.
Việc chăm sóc với sả cũng không quá cầu kỳ và nó chỉ cần tưới nước là đủ, còn nếu bạn muốn sả phát triển nhanh hơn thì có thể bón thêm phân ure và các vi chất khác nếu cần.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về các loại cây sả và cách trồng sả của nó trong việc chăm sóc tóc và sức khoẻ con người, hãy tận dụng loại thảo dược quý mà thiên nhiên ban tặng này để bảo vể sức khoẻ của mình và gia đình nhé.
Recent Comments